Khi nào cần phải ghép xương?
Hậu quả thường gặp của viêm quanh răng không điều trị (viêm quanh răng tiến triển) là tiêu xương. Khi đó, bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra cho bạn phương án ghép xương.
Ghép xương là một tiểu phẫu thuật giúp hình thành xương mới. Xương ghép được lấy từ chính cơ thể bạn, người cho, động vật hoặc vật liệu tổng hợp. Vật liệu ghép thường bao gồm phần khoáng của xương đã xử lý có tác dụng giúp cơ thể tạo ra tế bào xương mới theo thời gian.
Chống chỉ định thực hiện ghép xương khi:
- Đang có nhiễm trùng cấp tính
- Suy giảm hay thiếu hụt miễn dịch
- Đạng trong thời gian xạ trị hay hóa trị
- Đang mang thai và/hoặc cho con bú
Bệnh quanh răng và Tiêu xương
Trong bệnh lý viêm quanh răng, lợi, xương và mô xung quanh bị tổn thương vĩnh viễn.
Sự tích tụ mảng bám và cao răng lâu ngày là khởi nguồn của viêm quanh răng.
Lợi bị sưng lên và tách ra khỏi răng, tạo thành túi quanh răng sâu bên dưới đường viền lợi. Theo thời gian, mảng bám và cao răng tích tụ lại bên trong túi quanh răng này.
Nếu bạn không làm sạch hoàn toàn mảng bám và cao răng thì bệnh sẽ tiến triển dẫn tới mất mô mềm và tiêu xương. Cơ thể bạn không tự nhiên tạo được ra các tế bào xương mới. Vì thế, trong giai đoạn này, ghép xương là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất.
Ghép xương và Implant nha khoa
Ghép xương sửa chữa tổn thương về xương và cũng tăng cơ hội giữ lại răng.
Nếu răng lung lay do viêm quanh răng thì việc cấy implant nên được thực hiện sau khi ghép xương đã lành thương.
Implant là răng nhân tạo có hình dạng như một vít được cấy vào xương tự nhiên. Để implant thành công thì bạn cần có vùng xương cấy đủ và chắc khỏe.
Các loại ghép xương
Hiện nay, có 5 loại ghép xương:
Ghép xương tự thân (Autograft):
Sử dụng xương của chính bạn để chép. Xương thường được lấy ở vùng sau của hàm hoặc mào chậu. Loại này có thể không phải là lựa chọn tốt nhất trong một số trường hợp.
Tại vị trí lấy xương, có thể đau nhiều và là trở ngại đầu tiên. Thông thường, bác sĩ nha chu sử dụng xương hiến từ người chết, động vật hay vật liệu ghép tổng hợp. Bác sĩ phẫu thuật chỉ sử dụng xương ghép từ xương hàm hay mào chậu của bệnh nhân trong những trường hợp nặng.
Ghép xương đồng loại (Allograft):
Sử dụng mảnh xương người được hiến từ người chết. Quy trình này khá an toàn và là phương pháp thay thế tốt nhất cho ghép xương tự thân. Nhưng cũng có nguy cơ thấp xảy ra nhiễm trùng.
Ghép xương dị loại (Xenograft):
Sử dụng xương từ động vật, thường là bò. Kết quả sau ghép xương dị loại khá thành công. Nhưng tỷ lệ thành công thấp hơn ghép xương tự thân và ghép xương đồng loại, vì xương được lấy từ chủng loài khác.
Ghép xương dị loại không kích thích tế bào cơ thể hình thành xương. Nó hoạt động như một khung để xương tự nhiên phát triển trong đó. Mặc dù trong nhiều trường hợp, những phần xương ghép trở thành xương của chính bạn.
Ghép xương tổng hợp (Alloplast):
Sử dụng xương tổng hợp chứa phốt pho, hydroxylapatite, và canxi. Quy trình này không có nguy cơ về các bệnh truyền nhiễm và có khả năng tự sửa chữa những thiếu hụt nhỏ. Giống như ghép xương dị loại, ghép xương tổng hợp không kích thích tế bào cơ thể hình thành xương mới.
Nâng xoang
Trường hợp bạn mất các răng phía sau, một phần xoang hàm có thể đi xuống và lấp vào khoảng mất răng đó. Khi đó, lựa chọn tốt nhất là thực hiện nâng xoang. Nâng xoang tái tạo lại xoang hàm về bình thường và lấp khoảng trống bằng xương ghép.
Chăm sóc và lành thương sau ghép xương
Bạn sẽ được gây mê trước khi thực hiện ghép xương, do đó bạn sẽ không cảm thấy gì trong quá trình phẫu thuật.
Tuy nhiên, một vài giờ sau, thuốc mê sẽ hết tác dụng. Đau sau phẫu thuật thường chịu được và hết sau một vài ngày. Chủ yếu bạn sẽ thấy khó chịu một vài tuần sau đó.
Chỉ nên ăn những thức ăn mềm, chẳng hạn như khoai tây nghiền, cháo, sinh tố, rau nấu mềm và trứng bác.
Lành thương hoàn toàn trong vòng 4 đến 6 tuần.
Các triệu chứng thường gặp khi ghép xương bao gồm:
- Sưng lợi
- Da bị sưng hoặc thâm tím
- Chảy rỉ máu
- Khó ăn nhai, khó nói
Những biến chứng có thể xảy ra khi ghép xương
Trong một số trường hợp, ghép xương có thể gây ra một vài biến chứng toàn thân, như:
- Phản ứng với thuốc tê, thuốc mê
- Đau, sưng và/hoặc viêm xung quanh vùng lấy và nhận xương ghép
- Chảy máu hoặc nhiễm trùng
- Tổn thương dây thần kinh
- Đào thải xương ghép
- Hấp thu xương ghép