Cầu răng là phương pháp được dùng để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách bắc cầu giữa hai răng, cầu răng được nâng đỡ và dán vào các răng thật kế cạnh răng mất còn mạnh khỏe.
- Cầu răng cố định là gì ?
- Cầu răng được thực hiện như thế nào?
- Có phải cầu răng là phương pháp làm răng giả tốt nhất?
- Chụp răng trụ là gì ?
- Răng tôi sau khi mài được bảo vệ như thế nào trong thời gian chờ lắp cầu răng ?
- Có những loại cầu răng nào?
- Cầu răng thường được làm bằng vật liệu nào?
- Thực hiện làm cầu răng có bị đau không?
- Sau khi gắn cầu tôi có bị đau không?
- Làm cầu răng có giúp tôi đạt được thẩm mỹ không?
- Cầu răng có giúp tôi ăn nhai bình thường hay không?
- Chụp ở trụ cầu có gây hại cho răng không?
- Tiêu chuẩn của một cầu răng tốt?
- Có thể cấy implant để thay thế răng mất hoặc giúp nâng đỡ cầu răng hay không?
- Cầu dán là gì?
1. Cầu răng cố định là gì?
- Cầu răng giúp thay thế răng mất, nó được gọi là cố định vì người sử dụng không thể tự tháo rời
- Cầu răng có cấu trúc dựa trên sự nâng đỡ của các răng bên cạnh khoảng mất răng .
- Nó nối liền khoảng cách giữa các răng băng qua vị trí mất răng như cây cầu bắc qua sông.
2. Làm Cầu răng được thực hiện như thế nào?
- Nha sĩ sẽ chuẩn bị các răng trụ ở 2 đầu của khoảng mất răng bằng cách mài bớt một lớp mô răng xung quanh mỗi răng vừa đủ với lượng sứ sẽ đắp trên răng giả sau này. Trước đó Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ các răng được mài và Bạn sẽ không cảm thấy bất cứ khó chịu nào trong khi thực hiện phục hình.
- Sau khi mài các răng trụ, Bác sĩ sẽ lấy dấu sao chép lại hàm răng của bạn và đổ mẫu thạch cao. Các kỹ thuật viên phục hình sẽ thực hiện làm cầu Răng với nhiều công đoạn đòi hỏi sự chính xác và thẩm mỹ. Cũng trong lần hẹn này, Bác sĩ sẽ gắn cầu tạm cho các răng đã mài để bảo vệ răng và nướu trong thời gian chờ labo thực hiện cầu răng sứ.
- Ở lần hẹn tiếp theo, bác sĩ sẽ tháo cầu tạm ra, thử cầu răng sứ và điều chỉnh khớp cắn thật hoàn chỉnh trước khi gắn cầu răng vào các răng trụ đã mài bằng cemment tương hợp sinh học.
3. Có phải cầu răng là phương pháp làm răng giả tốt nhất?
Cho đến nay phục hình răng giả bằng cầu răng vẫn được áp dụng rộng rãi tuy nhiên cầu răng vẫn bộc lộ một số nhược điểm:
- Ưu điểm:
- Cầu răng có khả năng tạo lại vẻ tự nhiên cho hàm răng,
- Thường chỉ cần 2 lần hẹn là có thể hoàn tất.
- Có thể tồn tại trong nhiều chục năm nếu Bạn giữ vệ sinh đúng cách.
- Khuyết điểm:
- Răng trụ có thể hơi nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ quá mức, có thể kéo dài vài tuần sau khi hoàn tất cầu răng.
- Vi khuẩn có thể phát triển trên mảng bám thức ăn bám quanh các răng trụ nếu Bạn giữ vệ sinh không sạch.
- Khó khăn trong việc vệ sinh dưới nhịp cầu ( gầm cầu ) có thể gây lắng đọng thức ăn gây hôi miệng hoặc gây sâu răng trụ nếu không vệ sinh sạch
4. Chụp răng trụ là gì?
- Chụp răng là một thành phần của cầu răng bao bọc một phần hay toàn bộ thân răng bên cạnh khoảng mất răng.
- Chụp răng có thể làm bằng kim loại, sứ hay kết hợp hai loại sứ và kim loại đảm bảo vững chắc giúp nâng đỡ cho cầu răng.
- Sự kết nối giữa các chụp răng thông qua nhịp cầu tạo thành một cầu răng lấp đầy vào khoảng mất răng.
5. Răng tôi sau khi mài được bảo vệ như thế nào trong khi chờ lắp cầu răng?
- Nha sĩ sẽ làm cho bạn một cầu răng tạm bằng nhựa để bảo vệ chống răng của bạn bị nhạy cảm .
- Bạn có thể ăn nhẹ nhàng với cầu răng tạm, răng tạm vẫn đảm bảo thẩm mỹ.
6. Có những loại cầu răng như thế nào ?
- Cầu răng thông thường: Đây là loại cầu răng được lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Các răng ở 2 đầu khoảng mất răng sẽ được mài để làm trụ cho 1 cầu răng. Cầu răng này được bác sĩ lắp cố định và không thể tháo ra khỏi miệng như hàm giả tháo lắp.
- Cầu dán: phương pháp cầu dán được dùng tạm thời ở vùng răng trước, cầu răng này có chi phí bình dân, được sử dụng tốt nhất khi các răng bên cạnh khoảng mất làm răng trụ đang còn khỏe mạnh và không có những miếng trám lớn. Răng giả được dán vào các răng 2 bên khoảng mất răng bởi cánh dán, các cánh dán này được dán vào mặt trong của các răng kế cận do đó không thể thấy cánh dán khi nhìn từ bên ngoài. Loại cầu này không cần phải mài nhiều mô răng trên các răng kế cận.
- Cầu vói : Loại cầu răng này thường được dùng ở vùng răng ít chịu lực nhai lớn như vùng răng cửa. Nó được thực hiện khi chỉ có răng ở 1 đầu của khoảng mất răng, cầu vói thường tựa trên 1 hoặc nhiều răng trụ.
7. Cầu răng thường làm bằng vật liệu nào ?
- Khung sườn bên trong cầu răng có thể được làm bằng hợp kim vàng, kim loại thường, toàn sứ hoặc pha trộn các loại vật liệu này. Kim loại giúp phục hình cứng chắc thường được sử dụng trong phục hình sứ gồm cả kim loại quý và kim loại thường.
- Cầu kim loại : Nikel – Crom; Crom – Coban ; Kim loại quý, Kim loại bán quý
- Cầu kim loại cẩn sứ: là sự kết hợp giữa 2 loại vật liệu Kim loại ở trong và sứ ở mật ngoài giúp đảm bảo về thẩm mỹ
- Cầu toàn sứ ( full ziconia )
- Sứ không kim loại là vật liệu tốt nhất để làm cầu răng gọi là cầu răng sứ . Đây là loài vật liệu có màu giống như răng thật . Sứ có chất lượng tốt có thể đảm bảo được chức năng ăn nhai rất tốt, không kém răng thật .
8. Thực hiện làm cầu răng có bị đau không?
- Khi thực hiện làm cầu răng hầu hết là không đau do nha sĩ sẽ sử dụng thuốc tê giúp trong quá trình mài và sửa soạn cùi răng không còn cảm giác.
- Sau khi sửa soạn cùi răng Nha sĩ sẽ làm cầu răng tạm giúp bảo vệ che phủ cùi răng chống sự tiếp xúc trực tiếp của cùi răng với môi trường miệng giúp giảm thiểu nhạy cảm răng
- Hiếm khi cần phải dùng thuốc giảm đau sau điều trị.
9. Sau khi gắn cầu răng tôi có bị đau không?
- Nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh có thể xảy ra sau khi gắn cầu răng nhưng triệu chứng này thường hết sau một vài ngày.
10. Làm cầu răng có giúp tôi phục hồi lại thẩm mỹ ?
- Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của sứ nha khoa đem giúp tạo hình răng giả với màu sắc và hình dạng giống như răng thật.
- Một cầu răng sứ sau khi gắn sẽ đảm bảo được thẩm mỹ tự nhiên do kỹ thuật viên đắp sứ rất giống y như răng thật.
11. Cầu răng có giúp tôi ăn nhai như bình thường được không?
- Ăn nhai với một cầu răng làm đúng kỹ thuật giống như với răng tự nhiên như răng thật
12. Chụp ở trụ cầu có gây hại cho răng không?
- Cầu răng là phương pháp làm răng giả thay thế răng mất dựa toàn bộ lên răng giới hạn khoảng mất răng, như vậy lực ăn nhai tại vị trí mất răng sẽ được truyền toàn bộ lên răng trụ, như vậy răng trụ ngoài việc chịu lực ăn nhai cho chính nó, nó phải chịu thêm lực ăn nhai cho răng mất.
- Nếu làm đúng kỹ thuật thì chụp răng ít gây hại răng trụ.
- Răng trụ được đánh giá trước khi thực hiện sửa soạn đảm bảo chịu lực tốt.
- Đôi khi có hiện tượng nhạy cảm với nóng lạnh nhưng triệu chứng này sẽ nhanh chóng hết.
- Khi răng trụ bị sâu, dẫn đến tổn thương tuỷ răng khi đó cần phải điều trị tuỷ răng.
13. Thế nào là một cầu răng tốt ?
- Cầu răng được thực hiện thành công là cầu răng đảm bảo các yếu tố sau:
- Ăn nhai tốt và đảm bảo thẩm mỹ.
- Dễ dàng vệ sinh.
- Không gây sâu, gây hại răng trụ.
- Sử dụng tốt trong nhiều năm.
14. Có thể sử dụng implants nâng đỡ chụp hay cầu răng hay không?
- Một lựa chọn khác giúp thay thế răng mất là sử dụng implant nha khoa.
- Implant có thể dùng để thay thế răng mất bằng cách cấy chân răng răng nhân tạo vào vị trí mất răng và làm một chụp răng lên trên , như vậy implant nha khoa không phải sửa soạn răng ở 2 bên khoảng mất răng
- Implant cũng có thể được cấy và đóng vai trò như một trụ cầu trong trường hợp mất nhiều răng
- Chú ý không được làm cầu răng nối giữa trụ là răng thật và một trụ là răng implant
So sánh Implant và cầu răng | Implant nâng đỡ cầu răng |
Xem thêm bài Implants
15. Cầu dán là gì?
- Cầu dán không giống cầu răng thông thường, nó không cần phải sửa soạn răng giới hạn khoảng mất răng như phương pháp thông thường.
- Cầu răng được kết nối với răng thật bên cạnh bằng cánh dán trực tiếp vào một phần bề mặt thân răng bên cạnh.
- Cầu răng loại này thường được sử dụng tạm thời giúp giữ khoảng trong thời gian nắn chỉnh răng hoặc chờ tích hợp xương sau khi cấy implant