Chấn thương răng là một điều mà không hề ai mong muốn. Tuy nhiên, theo một thống kê gần đây thì tỷ lệ người có răng hàm răng vĩnh viễn bị chấn thương lên tới 25 % trong các tai nạn. Việc xử trí kịp thời đúng thời điểm sẽ giúp bạn giữ được răng đặc biệt trong thời gian đầu ngay sau chấn thương.
Do đó bài viết này hy vọng cung cấp các kiến thức xử trí căn bản cho các trường hợp chấn thương răng.
- Nguyên nhân hay gặp chấn thương răng là gì?
- Bạn có thể làm gì khi gặp chấn thương răng?
- Nứt, mẻ răng?
- Làm gì nếu gặp chấn thương gãy răng dưới lợi?
- Làm gì nếu chấn thương làm lung lay răng?
- Làm gì nếu chấn thương răng trượt ra khỏi vị trí?
- Có thể giữ được răng khi rơi ra khỏi huyệt ổ răng hay không?
- Điều gì có thể xảy ra đối với răng cấy lại sau chấn thương rơi khỏi ổ răng?
- Bảo quản răng rơi ra ngoài trước khi mang đến Nha sĩ bằng cách nào tốt nhất?
- Làm gì để bảo vệ không bị chấn thương răng khi chơi thể thao ?
1. Nguyên nhân hay gặp chấn thương răng?
- Nguyên nhân hàng đầu chấn thương răng hay gặp là tại nạn trong hoạt động thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt.
- Thói quen xấu khi ăn nhai, cắn nhai đột ngột những đồ quá cứng như xương, đồ vật cứng đều là nguyên nhân gây tổn hại đến răng.
- Sau khi bị chấn thương răng, bạn cần phải đi khám nha sĩ và việc điều trị có thể cần phải theo dõi định kỳ nhiều lần.
2. Làm gì khi răng bị gãy vỡ do chấn thương?
Nhiều mức độ tổn thương răng có thể xảy ra sau chấn thương từ mẻ răng cho đến gãy răng. Do vậy tuỳ mức độ mà có hướng xử trí khác nhau:
- Nếu tổn thương mẻ ở bờ men răng:
- Chấn thương chỉ giới hạn trong vùng men răng, không có sự chi phối của thần kinh nên việc điều trị phục hồi gần như không gây đau.
- Nếu răng bị vết mẻ nhỏ Bác sĩ sẽ làm nhẵn các cạnh sắc nhọn.
- Nếu rìa cắn răng cửa phía trước bị mẻ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nha sĩ sẽ dùng vật liệu trám có màu sắc giống răng để phục hồi lại hình dạng ban đầu của răng.
- Nếu tổn thương miếng gãy vỡ răng lớn đường gãy đi qua ngà răng, răng có thể nhạy cảm ê buốt khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh, Có thể phục hồi lại răng bằng trám răng thẩm mỹ hoặc phục hồi veneer
- Chấn thương vùng răng cửa thường hay gặp trong chấn thương do hoạt động thể thao và tai nạn sinh hoạt.
- Ở mức độ nặng hơn, đường gãy đi qua tuỷ răng, tuỷ răng bị lộ ra ngoài môi trường miệng, nó sẽ làm bạn đau giữ dội và khi đó tuỷ răng sẽ bị nhiễm khuẩn .
- Răng gãy sẽ cần phải điều trị tuỷ trước khi phục hồi lại hình thể răng.
- Sau khi hoàn tất điều trị tuỷ răng, tuỳ mức độ có thể phục hồi bằng Veneer hoặc chụp răng sứ.
3. Răng chấn thương có thể bị nứt, rạn không?
- Chấn thương răng có thể gây rạn, biểu hiện bằng một đường rạn trên bề mặt men răng.
- Không phải trường hợp rạn răng nào cũng bị đau.
- Sau một thời gian đường rạn nhiễm màu điều này có thể do màu của thức ăn ngấm màu vào đường rạn
- Nứt răng có thể tác động đi qua tuỷ răng.
- Răng có thể nhạy cảm khi thay đổi nhiệt độ hay tác động của lực cắn.
- Đau khi ăn nhai.
- Đây được gọi là hội chứng nứt răng
- Cần thiết điều trị tuỷ răng và làm chụp phục hồi lại răng.
4. Có thể làm gì khi gãy răng dưới nướu?
- Khi đường gãy răng nằm ngay dưới đường viền lợi
- Khi đó răng cần phải phẫu thuật bộc lộ. Điều trị này được gọi là điều trị phẫu thuật làm dài thân răng
- Điều trị bộc lộ giúp nha sĩ có thể phục hồi lại răng từ chân răng còn lại.
- Răng sẽ được điều trị tuỷ, cắm chốt và làm một cái chụp phục hồi lại thân răng.
- Một vài trường hợp đường gãy đi quá sâu dưới đường viền nướu. Bác sĩ sẽ đánh giá khả năng phục hồi trên phần chân răng còn lại để có hướng xử trí phù hợp
- Nếu chân răng còn lại còn đủ để phục hồi khi đó Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chỉnh nha kéo chân răng di chuyển dần dần nhô cao khỏi nướu rồi phục hình lại bằng chụp răng sứ. Việc điều trị bao gồm: Điều trị tuỷ, nắn chỉnh làm dài thân răng, làm chụp răng.
- Nếu phần còn lại chân răng sau chấn thương không còn khả năng phục hồi, chân răng đó cần phải nhổ bỏ.
5. Làm gì khi răng bị lung lay sau chấn thương?
- Nha sĩ sẽ kiểm tra mức độ tổ thương trên phim Xquang.
- Tuỳ theo mức độ tổn thương mà có có hướng xử trí khác nhau:
- Răng lung lay được cố định bằng cách liên kết vào răng bên cạnh bằng nẹp. Việc này sẽ giúp răng lung lay cố định chặt vào xương ổ răng giúp lành thương .
- Hình ảnh dưới đây mô tả minh hoạ việc cố định răng bằng nẹp dựa vào răng bên cạnh giúp răng giữ đúng vị trí.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra tuỷ răng chấn thương của bạn có bị chết hay không, bằng các thử nghiệm nóng hoặc lạnh .
- Nếu sau một thời gian, răng của bạn bị đổi mầu sẫm hơn, đây có thể là dấu hiệu răng đã bị chết tuỷ, khi đó sẽ phải điều trị tuỷ răng
6. Làm gì nếu răng bị chấn thương di chuyển khỏi vị trí ?
- Nếu sau chấn thương, răng bị dịch chuyển một phần ra khỏi vị trí huyệt ổ răng. Thể hiện bằng cách răng bị nún vào huyệt ổ răng hoặc lung lay chồi răng:
- Nha sĩ sẽ đặt răng trở lại về đúng vị trí.
- Cố định bằng nẹp vào các răng bên cạnh.
- Theo dõi sự lành thương của răng và theo dõi sự sống của tuỷ răng định kỳ một thời gian.
7. Làm gì khi chấn thương răng rơi ra khỏi miệng ?
- Xử trí ngay tại nơi bị chấn thương:
- Sự thành công của việc cấy lại hay không phụ thuộc vào thời gian nhanh chóng cắm lại răng vào ổ ngay sau đó. Từng phút trôi qua răng ở ngoài xương ổ khiến cho các tế bào ở chân răng chết đi ảnh hưởng đến quá trình lành thương sau này của răng.
- Nếu răng rơi ra khỏi ổ răng, còn nằm trong miệng thì ngay lập tức ấn lại răng vào huyệt ổ răng và giữ chặt 5 phút sau đó đến nha sĩ gần nhất
- Nếu răng bị rơi ra khỏi miệng, khi đó nhặt ngay răng rửa sạch dưới dòng nước chảy hoặc nước muối sinh lý, sữa tươi ( không chà sát lên bề mặt chân răng), sau đó cắm ngay trở lại vào huyệt ổ răng giữ chặt đó và đến ngay nha sĩ gần nhất.
- Nếu không tự cắm được lại vào ổ răng hãy bảo quản răng của bạn bằng sữa tươi, nước bọt và đến ngay Nha sĩ gần nhất.
- Răng rơi ra ngoài nên chỉ được cầm ở phần thân răng, không cầm nắm vào chân răng, luôn giữ ẩm không được để khô và mang đến ngay cho Nha sĩ
- Tại nơi điều trị nha khoa:
- Nha sĩ sẽ xử lý làm sạch răng và cấy ghép lại răng giữ như vậy 5 phút.
- Nha sĩ sẽ cố định răng đó vào răng bên cạnh bằng nẹp .
- Bạn có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh, nước xúc miệng, thuốc giảm đau.
- Nên tiêm phòng uốn ván nếu răng rơi vào nơi bẩn .
- Theo dõi sau điều trị:
- Điều trị tiếp theo bao gồm: Điều trị tuỷ răng do các mạch máu và thần kinh đi vào tuỷ đã bị đứt ở chóp của răng khi răng rơi ra khỏi ổ răng.
- Tháo nẹp cố định răng sau khi răng đã lành thương vững ổn.
8. Điều gì có thể xảy ra sau khi cấy lại răng sau chấn thương?
- Hầu hết các răng sau khi cấy lại có thể tồn tại được ít nhất là 5 năm.
- Sau một thời gian, răng cấy lại có thể bị tiêu ngót chân răng (hiện tượng ngoại tiêu), đây là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra đối với răng cấy lại sau chấn thương.
9. Bảo quản răng rơi ra ngoài trước khi mang đến nha sĩ bằng các nào tốt nhất ?
- Rửa sạch dưới vòi nước chảy không chà sát lên chân răng, chỉ cầm vào phần thân răng. Sau đó đưa vào dung dịch bảo quản nhanh chóng đưa ngay đến nha sĩ gần nhất.
- Dung dịch bảo quản răng có thể là theo thứ tự ưu tiên như sau: Dung dịch bảo quản Hank’s – sữa tươi – nước muối sinh lý – nước bọt ( ngậm trong miệng )
- Hoặc có thể bảo quản theo cách mô phỏng theo hình dưới đây: bằng dung dịch sữa tươi
- Trên thị trường các hiệu thuốc có bán sẵn các lọ hay hộp có sẵn dung dịch bảo quản răng khi rơi ra ngoài. Bạn nên mua một hộp để trong hộp thuốc cấp cứu trong gia đình mình.
10. Cách nào giúp phòng ngừa chấn thương răng trong hoạt động thể thao ?
- Hàm bảo vệ mềm được thiết kế để bảo vệ răng, lợi và xương hàm.
- Họ luôn phải đeo khi hoạt động thể thao để tránh chấn thương.
- Hàm bảo vệ có bán sẵn tại các cửa hàng bán đồ thể thao và các hiệu thuốc.
- Hàm bảo vệ tốt nhất là loại làm riêngcho bạn (hàm bảo vệ cá nhân) được làm bởi Nha sĩ. hàm cá nhân sẽ vừa vặn với hàm răng và ít vướng víu hơn.
- Tỷ lệ chấn thương răng trong thể thao rất cao do vậy, việc dùng hàm bảo vệ được khuyến cáo dùng giúp ngăn ngừa chấn thương.
Nhóm răng cửa trước hay gặp nhất trong chấn thương khi tham gia hoạt động các môn thể thao bóng ném, bóng đá, Hockey, và đấm bốc