Niềng răng trẻ em hay chỉnh nha trẻ em đem lại hiệu quả nhanh và tốt hơn Xương hàm của trẻ em còn mềm, nên bác sỹ sẽ dễ di chuyển răng về đúng vị trí hơn, tỷ lệ thành công cao, những răng mọc lệch lạc sẽ được sắp xếp về đúng vị trí trên cung hàm trong thời gian ngắn. Nếu thời gian càng để lâu, tuổi tuổi càng lớn, răng càng lệch lạc và xương hàm cứng hơn sẽ khiến quá trình điều trị khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí hơn.
1. Chỉnh nha (niềng răng) là gì?
2. Vì sao chỉnh nha lại quan trọng?
3. Những dấu hiệu sớm cảnh báo các vấn đề liên quan đến chỉnh nha?
4. Tại sao nên bắt đầu điều trị chỉnh nha khi trẻ còn bé?
5. Thời điểm nào tôi nên đưa con đi khám chỉnh nha?
6. Những sai lệch gì ở trẻ cần chỉnh nha?
7. Những vấn đề răng và xương nào cần điều trị chỉnh nha?
8. Thời gian điều trị chỉnh nha kéo dài bao lâu?
9. Tiến trình điều trị chỉnh nha như nào?
10. Giai đoạn lên kế hoạch gồm những gì?
11.Giai đoạn điều trị tiến hành như thế nào?
12.Giai đoạn duy trì ra sao?
13. Chỉnh nha có đau không?
14. Trẻ có thể chơi thể thao khi đeo mắc cài được không?
15. Trẻ có đóng vai trò quan trọng trong chỉnh nha?
1.Chỉnh nha (niềng răng) là gì?
- Chỉnh nha là một phân khoa của nha khoa, điều trị bất thường về răng, xương và mặt. Điều trị chỉnh nha được thực hiện bởi nha sỹ có bằng chỉnh nha, hay còn gọi là bác sỹ chỉnh nha.Chỉnh nha tái lập lại vị trí của răng và xương sai vị trí và không thẳng hàng. Thuật ngữ nha khoa là sai khớp cắn.
- Mục tiêu của chỉnh nha là đảm bảo răng và miệng thẩm mỹ cũng như có chức năng tốt.
2. Vì sao chỉnh nha lại quan trọng?
- Các vấn đề về chỉnh nha có thể làm biến dạng khuôn mặt và miệng.
- Chỉnh nha có thể cải thiện bề ngoài của răng và mặt.
- Trong quá trình chỉnh nha vẫn có thể ăn và nói bình thường.
- Sai khớp cắn có thể làm việc nhai khó khăn, thậm chí không thể nhai và cũng có thể gây mòn răng..
- Vệ sinh răng miệng khó khăn khi răng chen chúc.
- Nếu răng không được vệ sinh sạch sẽ thì có thể dẫn đến sâu răng và mất răng.
- Các vấn đề về lệch lạc răng miệng có thể làm hỏng nướu và cấu trúc xương bên dưới.
- Nếu hai hàm không được đặt đúng vị trí, có thể gây đau khớp hàm.
- Các vấn đề về lệch lạc răng miệng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu nếu không được điều trị.
- Nếu không được điều trị kịp thời, vấn đề có thể trở nên khó khăn hơn và điều trị tốn kém hơn về sau.
Răng chen chúc |
3. Những biểu hiệu sớm nào cảnh báo các vấn đề liên quan đến chỉnh nha?
- Các dấu hiệu cảnh báo:
- Răng sữa không rụng khi đến tuổi thay.
- Mất răng sữa sớm do sâu răng.
- Răng trên và dưới không chạm khớp đúng.
- Có vấn đề khi cắn và nhai.
- Chen chúc răng.
- Thở miệng.
- Mút ngón tay.
- Cắn má hoặc vòm miệng.
- Xương và răng tỷ lệ không hài hòa với khuôn mặt.
Hậu quả của mút ngón tay | Chen chúc |
4. Tại sao nên bắt đầu điều trị chỉnh nha khi trẻ còn bé ?
- Điều trị chỉnh nha nên thực hiện sớm vì nhiều lý do:
- Khi xương và răng còn phát triển thì răng dễ di chuyển hơn, dễ tác động lên vị trí và kích thước của xương hàm.
- Điều trị sớm sẽ làm giảm thời gian điều trị.
- Điều trị mút ngón tay và khó ăn nhai dễ thành công hơn ở trẻ nhỏ.
- Răng cửa bị vẩu dễ bị chấn thương nên điều trị sớm.
- Nên giữ khoảng khi mất răng sữa sớm.
Nếu không giữ, khoảng sẽ bị mất do các răng xung quanh di, dẫn đến răng vĩnh viễn có thể không đủ khoảng và mọc kẹt. Điều trị sớm có thể giữ khoảng và cho phép răng vĩnh viễn mọc bình thường. Không đủ khoảng cho răng vĩnh viễn thường dẫn đến chen chúc.
Hàm giữ khoảng |
5. Thời điểm nào tôi nên đưa con đi khám chỉnh nha?
- Nên gặp bác sỹ chỉnh nha ngay lập tức sau khi bạn hoặc nha sỹ của bạn thấy vấn đề bất thường ở hàm răng con của bạn.
- Các vấn đề về phá triển và tăng trưởng xương có thể phát hiện lúc 7 tuổi.
- Nếu cần phải nong hàm trên hoặc hàm dưới thì có thể bắt đầu lúc 10 tuổi ở nữ hoặc 12 ở nam.
- Bắt đầu sớm nhất có thể giúp điều trị đơn giản và rút ngắn thời gian .
6. Tại sao răng con tôi bị lệch lạc, hậu quả ra sao?
- Chen chúc
- Răng bị chen chúc khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.
- Xương xung quanh các răng mọc chen chúc có thể trở nên mỏng hơn và tiêu đi, là nguyên nhân mất răng. Dấu hiệu này đi kèm với tụt nướu
- Chen chúc có thể cản trở răng khác mọc làm chúng mọc kẹt.
- Chen chúc làm trẻ thiếu tự tin và làm xấu đi nụ cười của trẻ.
Chen chúc |
- Mất cân xứng xương và răng
- Răng có thể quá to hoặc quá nhỏ so với kích thước xương hàm.
- Đây có thể là vấn đề bẩm sinh hoặc di truyền.
- Bất cân xứng giữa xương hàm trên và xương hàm dưới
- Hàm dưới có thể to quá hoặc nhỏ quá so với xương hàm trên hoặc ngược lại.
- Đây có thể là vấn đề bẩm sinh hoặc di truyền.
- Thiếu hoặc thừa răng
- Đây là vấn đề không phổ biến và có thể là do di truyền
- Mất răng sữa sớm do:
- Chấn thương
- Sâu răng
- Vấn đề liên quan đến đường thở
- Khi amidan của trẻ viêm hoặc sưng to cản trở sự thở bằng mũi bình thường, điều náy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển răng và hàm của trẻ.
- Mút môi hoặc Mút ngón tay
- Điều này có thể và thường ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm và vị trí của răng.
7. Những vấn đề răng và xương nào cần điều trị chỉnh nha?
- Răng chen chúc và bất thường
- Hô hàm trên:
- Khớp cắn ngược
- Cắn sâu
Overbite Độ cắn chìa |
- Cắn chéo
- Khe thưa các răng
- Mút ngón tay
- Răng mọc lạc chỗ
Răng mọc lạc chỗ |
8. Thời gian điều trị chỉnh nha kéo dài bao lâu?
- Điều trị có thể kéo dài từ vài tháng đến khoảng 3 năm. Trung bình là 2 năm.
- Thời gian điều trị phụ thuộc độ khó và phức tạp của vấn đề.
- Một số người đáp ứng với điều trị nhanh hơn người khác.
- Sự hợp của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến thời gian điều trị.
- Bác sỹ chỉnh nha của bạn có thể dự đoán thời gian chỉnh nha.
9. Tiến trình điều trị chỉnh nha như thế nào?
Điều trị có thể chia thành ba giai đoạn.
- Giai đoạn lên kế hoạch
- Giai đoạn điều trị
- Giai đoạn duy trì
10. Giai đoạn lên kế hoạch gồm những gì?
- Các dữ liệu cần được thu thập trước điều trị gồm:
- Tiền sử sức khỏe và răng miệng.
- Sao mẫu hàm trên và hàm dưới.
- Chụp ảnh trong miệng và ngoài mặt so sánh trước và sau điều trị.
- Chụp phim Xquang xương hàm và răng.
- Phân tích giữ liệu phim và phân tích kết quả phân tích.
- Lên kế hoạch điều trị cụ thể.
Phân tích phim | Mẫu hàm |
11.Giai đoạn điều trị tiến hành như nào?
Một trong số các thủ thuật sau sẽ nằm trong giai đoạn điều trị.
- Nhổ răng
- Nhổ răng nếu hàm răng quá chen chúc vì xương hàm hẹp so với răng. Và được lên kế hoạch tỉ mĩ trước khi quyết định
- Nhổ răng được thực hiện cẩn thận theo kế hoạch điều trị, tạo chỗ để răng di chuyển.
- Giữ khoảng
- Hàm giữ khoảng dùng để giữ khoảng cho răng vĩnh viễn mọc khi mất sớm răng sữa.
Hàm giữ khoảng |
- Khí cụ chỉnh nha
- Khí cụ chỉnh nha sử dụng phối hợp với mắc cài nhằm tác động lên tăng trưởng của xương.
- Chúng có thể cố định hoặc tháo lắp.
- A. Khí cụ tháp lắp
- Khí cụ tháo lắp dùng để di chuyển một hoặc vài răng.
- Khí cụ có thể làm bằng nhựa, có dây cung tạo ra lực nhẹ chậm lên răng cần di chuyển.
- Khí cụ tháo lắp phải đeo liên tục hoặc theo hướng dẫn của bác sỹ.
- Hàm duy trì được sử dụng để điều chỉnh răng bị nhô và ra ngoài do thói quen mút ngón tay. Chúng cũng được sử dụng để duy trì răng ở đúng vị trí.
- Khí cụ tháo lắp và cố định có thể sử dụng để tăng độ rộng cung hàm trên.
Khí cụ chống Mút ngón tay |
Hàm tháo lắp dùng để điều chỉnh |
- Head gear tháo lắp
- Head gear tác động lên tốc độ tăng trưởng của xương hàm và tốc độ mọc răng.
- Đeo hàng ngày 10-12h.
Khí cụ Head gear tháo lắp |
- B. Khí cụ cố định
- Khí cụ cố định được gắn vào răng trong suốt giai đoạn điều trị.
- Gắn mắc cài
- Mắc cài kim loại, sứ hoặc nhựa trong được gắn lên bề mặt răng.
- Dây cung đặt lên mắc cài.
- Buộc dây cung với mắc cài tạo ra di chuyển răng có kiểm soát.
- Mắc cài cố định hoặc tháo lắp sử dụng phối hợp với rubber band.
- Niềng răng cố định được liên kết với dây cung bằng sử dụng kết hợp với dây chun.
- Mắc cài được thiết kế để tạo ra lực nhẹ lên răng để di chuyển chúng vào đúng vị trí.
- Nhiều vật liệu mới, công nghệ cao và kỹ thuật gắn dính hiện đại giúp việc gắn mắc cài đơn giản hơn.
Mắc cài và thun mắc cài | Mắc cài sứ |
- Khí cụ Herbst
- Thường là gắn chặt với răng hàm hàm trên và hàm dưới
- Điều trị răng hàm trên hô và hỗ trợ điều trị xương hàm dưới kém phát triển
- Bệnh nhân không tự tháo được.
- Bionator
- Hàm dưới bị giữ ở vị trí phía trước bởi khí cụ này.
- Hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc vào vị trí
- Bionator hỗ trợ xương hàm trên và dưới phát triển đồng đều với nhau.
- Vì đây là khí cụ duy nhất, bệnh nhân cần hợp tác tốt thì mới điều trị thành công.
- Khí cụ nong khẩu cái
- Cố định vào răng hàm trên và nong rộng chiều rộng xương hàm trên.
- Điều trị sẽ làm cải thiện sự sắp xếp của cung hàm trên và dưới
12.Giai đoạn duy trì ra sao?
- Sau giai đoạn điều trị kết thúc, mắc cài và các khí cụ khác được bỏ ra.
- Để duy trì những thay đổi đã thực hiện, một hàm duy trì đặc biệt được làm cho bệnh nhân.
- Nó được thiết kế để giữ răng và xương ở vị trí mới và phòng chống tái phát.
- Hàm duy trì phải được đeo liên tục đến khi răng và xương ổn định ở vị trí mới.
- Hàm này có thể tạm thời hoặc lâu dài.
- Một khi thay đổi đã nằm ổn định ở vị trí mới thì những cải thiện có thể kéo dài cả đời.
13. Chỉnh nha có đau không?
- Khi mắc cài hoặc các khí cụ chỉnh nha khác mới đặt vào miệng, đau hoặc khó chịu nhẹ sẽ xuất hiện nhưng sẽ nhanh hết.
- Điều chỉnh khí cụ cũng có thể gây đau hoặc khó chịu tạm thời.
Khí cụ ban đầu có thể gây vướng môi, răng hoặc lưỡi nhưng bác sỹ sẽ điều chỉnh để hạn chế tối đa khó chịu.
14. Trẻ có thể chơi thể thao khi đeo mắc cài được không?
- Trẻ vẫn có thể chơi thể thao nhưng nên đeo hàm bảo vệ.
- Hỏi bác sỹ của bạn khi cần các hàm bảo vệ chuyên dụng.
- Chỉ có hàm bảo vệ chuyên dụng nên được dùng trong điều trị chỉnh nha.
Mouthguard Hàm bảo vệ |
15. Vai trò sự hợp tác của trẻ em đóngvai trò tích cực trong quá trình chỉnh nha như thế nào ?
- Sự hợp tác của trẻ phải đóng vai trò quan trọng! Bố mẹ phải động viên trẻ để có kết quả tốt nhất.
Điều này có mục đích:- Sự hợp tác đầy đủ của bệnh nhân là điều cần thiết để điều trị thành công..
- Chải răng và dùng chỉ tơ đúng cách thường xuyên là quan trọng để ngừa sâu răng .
- Duy trì sự sự khỏe mạnh của răng và lợi trong giai đoạn chỉnh nha.
- Tránh ăn đồ cứng, dính, dẻo, ngọt.
- Duy trì tái khám đều đặn theo lịch hẹn với bác sỹ là rất quan trọng .
- Nếu khí cụ bị rơi , bong cần tái khám ngay lập tức.
- Hàm duy trì phải đeo đúng theo hướng dẫn.
- Nếu bệnh nhân không đeo hàm duy trì sau giai đoạn điều trị, răng và xương có thể quay về vị trí cũ.
- Luôn phải ghi nhớ sau chỉnh nha. Đeo hàm duy trì càng lâu càng tốt hoặc răng bạn sẽ di chuyển về vị trí ban đầu!
Lời khuyên cuối cho bệnh nhân: Hãy nhớ rằng khó chịu và bất tiện chỉ là ngắn hạn, nụ cười lấp lánh của bạn sẽ kéo dài suốt đời.