Fluoride và răng

Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể. Thành phần chủ yếu của men răng là apatit, chiếm đến 96%. Fluoride là nguyên tố không mùi vị, có khả năng ngấm vào men răng, biến các apatit thành fluoroatit, làm cho men răng cứng chắc hơn và ít bị hòa tan trong acid nên phòng được sâu răng.

  1. Fluoride là gì?
  2. Fluoride giúp răng của tôi như thế nào?
  3. Sử dụng Fluoride trên thực tế như thế nào ?
  4. Fluoride có thể được đưa vào nguồn cung cấp nước máy hay không ?
  5. Tôi có thể thêm fluoride vào chế độ ăn của con tôi hay không ?
  6. Fluoride có trong kem đánh răng có tốt không?
  7. Fluoride có trong nước xúc miệng có tốt không?
  8. Fluoride có thể bôi trực tiếp lên răng hay không ?
  9. Fluoride  có gây nguy hiểm không?
  10. Bệnh fluoridosis (fluorosis)?
  11. Cần phải làm gì ngay khi dùng quá liều Fluoride ?

 
1. Fluoride là gì?

  • Fluoride  là một chất hoá học tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.
  • Trong nhưng năm gần đây,  fluoride đã giúp giảm đáng kể sâu răng trong cộng đồng bất chấp sự gia tăng số lượng sử dụng đường
  • Trong thiên nhiên, Fluor luôn ở trạng thái kết hợp với một chất khác như calci, phosphate hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước với một lượng nhỏ Fluor. Ở dạng thực phẩm, Fluor có trong cá biển, trà, rau, mễ cốc (đậu, bắp…), trong xương răng của con người và động vật. Fluor có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sâu răng, làm răng cứng chắc hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng có thể sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc Fluor.

Trở về câu hỏi

 
2. Fluoride giúp bảo vệ răng như thế nào?

  • Fluoride làm tăng cường độ cứng của men răng, nó làm cho răng đề kháng với sâu răng.
  • Fluoride giúp làm giảm sự hình thành acid gây ra bởi sự tương tác giữa mảng bám và đường trong miệng.
  • Nó có thể giúp sửa chữa những tổn thương sâu răng sớm ở men răng được gọi là tái khoáng hoá.

acid_attack_tug

Trở về câu hỏi

 
3. Fluoride được sử dụng bằng các nào?

  • Fluoride có thể sử dụng thông qua đường miệng hoặc áp trực tiếp vào bề mặt răng.
  • Trẻ từ khi mới sinh cho đến 7-8 tuổi, nếu cơ thể hấp thu tốt Fluor qua nước uống, sữa, muối, viên Fluor… thì Fluor sẽ ngấm và men răng. Sau 7-8 tuổi nếu dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có pha Fluor thì các ion Fluor có thể ngấm thêm vào men răng cho đến 12-15 tuổi.

Trở về câu hỏi

 
4. Fluoride có thể được đưa vào nguồn nước hay không?

  • Điều đó là có thể  thực hiện. Đây là cách rẻ nhất và hiệu quả nhất để áp dụng rộng rãi trong cộng đồng.
  • Nồng độ lý tưởng fluoride hoá nước uống là một phần triệu trong nước (0,5±0,1ppm F).

 

Trở về câu hỏi

 
5. Tôi có thể thêm Fluoride vào trong chế độ ăn của con tôi không ?

  • Đừng làm điều này mà hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ, và cần phải làm dưới sự chỉ dẫn rõ ràng của nha sĩ.
  • Sử dụng Fluoride dạng dọt hay viên nén chỉ khi nguồn nước bạn đang sử dụng không có fluoride  và nồng độ fluoride trong nguồn nước tự nhiên ít hơn 0,3 trong 1 triệu lít nước.
  • Hay hỏi cơ quan cấp nước để biết nồng độ fluoride trong nước bạn đang sử dụng.
  • Liều khuyến cáo hàng ngày sử dụng fluoride dạng viên nén hay nhỏ dọt như sau:
    • Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi: 0.25 milligrams
    • Trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi : 0.50 milligrams
    • Trẻ trên 6 tuổi : 1.0 milligrams

Dietary Fluoride Supplementation | Smiles for Life Oral Health

Trở về câu hỏi

 
6. Fluoride có trong kem đánh răng có phải là ý tưởng tốt?

  • Fluoride có trong kem đánh răng là một yếu tố quan trọng nhất trong việc giảm sâu răng, Nha sĩ khuyên bạn nên dùng kem đánh răng có fluoride.
  • Kem đáng răng có chứa Fluoride cần phải được nhổ ra khỏi miệng sau khi chải răng và không được nuốt.
    • Trẻ em bình thường không được dùng kem đánh răng có nồng độ fluoride cao cho đến khi trẻ biết nhổ kem đánh răng ra khỏi miệng.
    • Kem đánh răng liều thấp có thể được áp dụng cho trẻ dưới 7 tuổi. Đối với trẻ nhỏ , một lượng nhỏ kem đánh răng bằng hạt đậu là đủ để trẻ chải răng.

correct-amount-of-toothpaste

Xem thêm thuốc đánh răng

Trở về câu hỏi

 
7. Có loại nước xúc miệng chứa Fluoride hay không?

  • Hiện nay trên thị trường có loại nước xúc miệng này, tuy nhiên không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 7 tuổi bởi vì thuốc xúc miệng dạng này không được nuốt.
  • Xúc miệng hàng ngày với nồng đội 0.05%  fluoride. Nó cho kết quả tốt hơn là xúc miệng hàng tuần với nồng độ  đặc hơn là 0.2% .
    • Nước xúc miệng hàng ngày đặc biệt hữu ích cho các trường hợp chỉnh nha bằng mắc cài khi việc làm sạch răng xung quang mắc cài trở lên khó khăn.
    • Nước xúc miệng fluoride hàng ngày cũng sử dụng tốt cho những trường hợp người có nguy cơ cao về sâu răng.
    • Nước xúc miệng Fluoride hay kem đánh răng có Fluoride có thể giúp tái khoáng hoá những trường hợp sâu răng sớm hoặc đang ở giai đoạn sớm của sâu răng. 

You-Getting-Enough-Fluoride

Xem thêm phần nước xúc miệng

Trở về câu hỏi

 
8. Có thể áp trực tiếp Fluoride lên răng hay không?

  • Có 2 dạng là  fluoride varnishes  và  Gels được áp trực tiếp lên răng được thực hiện bởi nha sĩ .
    Loại varnishes được cho là có hiệu quả và dễ sử dụng. Nó khô một cách nhanh chóng và sớm có thể ăn trở lại .
image The Fluoride coating in children

Trở về câu hỏi

 
9. Fluoride có nguy hiểm không?

  • Ở nồng độ quá cao fluoride, giống như những hoá chất khác chúng rất độc hại.
    • Thận trọng khi dùng, chú ý nồng độ khuyến cáo không được vượt quá liều gây độc.
    • Đây cũng là lý do mà khuyến cáo không được nuốt thuốc đánh răng và nước xúc miệng có chứa fluoride.
    • Ở nồng độ chuẩn xác, fluoride an toàn và hiệu quả.

Trở về câu hỏi

 
10. Nhiễm fluoride là gì (Fluoridosis or fluorosis)?

  • Biêt hiện bằng các vết lốm đốm màu trắng và màu nâu trên răng. nó là hậu quả của việc dư thừa Fluoride trong quá trình phát triển răng.
    Nhiễm fluoride thường gặp ở nhữn vùng có nồng độ fluoride quá nhiều trong nguồn nước uống tự nhiên.

nhiem_fluoride

11. Cần phải làm gì ngay khi bị dùng quá liều Fluoride?

  • Biểu hiện có thể gặp khi dùng quá liều hay nuốt phải kem đáng răng hoặc nước xúc miệng nồng độ cao Fluoride:
    • Cảm thấy có vị mặn hoặc có mùi xà phòng.
    •  Nước miếng tiết ra nhiều.
    • Buồn nôn, đau thắt vùng bụng.
    • Nôn, tiêu chảy.
    • Ra mồ hôi nhiều và khát nước.
  • Xử trí: 
    • Cho uống thật nhiều sữa.
    • Lấy ngón tay ấn vào đáy lưỡi gây phản xạ nôn, cho nôn càng nhiều càng tốt. Nôn đến khi nước trong mới thôi.
    • Cho bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Trở về câu hỏi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *