Nhổ răng là một thủ thuật không mong muốn, chỉ áp dụng đối với trường hợp không thể phục hồi được răng cần nhổ hoặc răng cần nhổ gây cản trở hay ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ của bệnh nhân. Những hiểu biết sau nhổ răng là cần thiết giúp loại bỏ những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Những điều cần biết sau nhổ răng :
- Tại sao phải cần có cục máu đông sau khi nhổ răng ?
- Làm thế nào để cầm máu sau khi nhổ răng?
- Những điều không nên làm sau khi nhổ răng?
- Làm gì nếu bị sưng sau khi nhổ răng?
- Viêm huyệt ổ răng khô là gì?
- Những triệu chứng của viêm huyệt ổ răng khô?
- Viêm huyệt ổ răng khô xảy ra như thế nào?
- Điều trị viêm huỵệt ổ răng khô như thế nào?
1. Tại sao cần có cục máu đông tồn tại trong ổ răng sau khi nhổ răn?
- Cục máu đông được hình thành tốt sau khi nhổ răng là Điều này rất quan trọng sau khi nhổ răng.
Nó được ví như một chiếc băng trên xương ổ răng sau nhổ răng giúp cầm máu và lành thương.
2. Làm sao để cầm máu sau nhổ răng?
- Nha sĩ của bạn sẽ đặt một miếng bông hoặc gạc lên trên ổ răng sau khi nhổ và nhắc bệnh nhân cắn chặt lại.
- Điều này giúp ngăn chặn xự chảy máu.
Máu có thể chảy thấm gặc trong một vài giờ rồi sẽ hết. - Nếu máu chảy nhiều không cầm, hãy thông báo ngay cho nha sĩ của bạn.
- Điều này giúp ngăn chặn xự chảy máu.
3. Những điều không nên làm sau khi nhổ răng?
- Việc chăm sóc sau khi nhổ răng là cần thiết đẻ ngăn ngừa nhiễm khuẩn và bật cục máu đông:
- Không được xúc miệng mạnh 1 ngày sau nhổ răng.
- Giữ cho cục máu đông ở yên trong ổ răng giúp cho quá trình lành thương.
- Nhẹ nhành xúc miệng từ ngày thứ 2 sau khi nhổ răng.
- Đảm bảo cho thức ăn không lọt vào ổ răng bằng cách xúc miệng. Thức ăn lọt vào ổ răng sẽ làm cho ổ răng bị nhiễm khuẩn.
- Không được hút thuốc, uống thức uống có cồn, sẽ làm ức chế quá trình lành thương.
4. Làm gì nếu bị sưng mặt sau khi nhổ răng?
- Trườm lạnh phía ngoài má tương ứng vùng nhổ răng
Bạn nên trườm lạnh sau nhổ răng cứ mỗi 30 phút 1 lần trong vòng từ 4-6 tiếng sau nhổ răng sẽ giúp bạn giảm sưng và đau
5. Viêm huyệt ổ răng khô là gì?
- Viêm huyệt ổ răng khô là một tình trạng nhiễm trùng sau nhổ răng.
- Viêm huyệt ổ răng khô là một tình trạng bệnh, biểu hiện là ổ răng không có đủ máu để hình thành lên cục máu đông.
- Đây được coi là một tình trạng viêm xương tại ổ răng sau nhổ
- Viêm huyệt ổ răng khô hay gặp khi nhổ răng hàm ở hàm dưới .
6. Triệu chứng của viêm huyệt ổ răng khô là gì?
- Đau xuất hiện sau từ 2 đến 4 ngày sau khi nhổ răng, đau giữ dội
- Mất một phần hay toàn bộ cục máu đông ở tại vị trí răng vừa nhổ, bạn có thể thấy huyệt ổ răng của bạn khô (không có máu đông)
- Nhìn thấy xương ở trong huyệt ổ răng.
- Đau lan từ huyệt ổ răng tới tai, mắt, thái dương, hay cổ ở cùng bên với vị trí nhổ răng.
- Hơi thở hôi
- Cảm giác khó chịu ở trong miệng.
- Nổi hạch ở xung quanh hàm hay ở cổ.
- Sốt nhẹ
7. Viêm huyệt ổ răng khô xảy ra như thế nào?
- Viêm huyệt ổ răng khô có thể xảy ra theo cách sau đây:
- Quá trình lành thương không thể diễn ra do không có đủ máu để hình thành cục máu đông sau khi nhổ răng.
- Bơm rửa dung dịch cầm máu hoặc xúc miệng mạnh vào huyệt ổ răng sớm làm ngăn chặn chảy hoặc bật cục máu đông sinh lý.
- Cục máu đông không hình thành do bị phá vỡ cấu trúc làm cho xương lộ ra tiếp xúc trực tiếp với môi trường miệng. Điều này hay gặp ở người đang dùng thuốc chống đông. Bạn cần thông báo cho nha sĩ trước khi nhổ răng nếu bạn đang dùng loại thuốc này.
- Nhiễm trùng tại ổ răng có thể gặp đối với những răng khó nhổ hoặc răng đang trong tình trạng bị Abcess.
- Các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm huyệt ổ răng khô
- thuốc hay sử dụng thuốc lá: Các chất hóa học ở trong thuốc lá hay các dạng khác của thuốc lá sẽ ngăn hoặc làm giảm tốc độ lành thương và tác động không tốt đối với vết thương. Chính việc rít thuốc lá có thể làm bật cục máu đông một cách cơ học ra khỏi huyệt ổ răng.
- Các thuốc tránh thai đường uống: Nồng độ estrogencao khi dùng thuốc tránh thai có thể chặn đứng quá trình lành thương diễn ra bình thường, làm tăng nguy cơ viêm ổ răng khô.
- Chăm sóc tại nhà không đảm bảo: Việc chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng sẽ làm tăng cường sự lành thương và ngăn ngừa các tổn thương. Việc không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ gây viêm ổ răng khô.
- Đã từng bị viêm ổ răng khô trước đây: Nếu bạn đã từng bị viêm ổ răng khô trước đây, bạn sẽ dễ bị mắc lại hơn khi nhổ các răng khác.
- Viêm lợi hay sâu răng: Các tổn thương viêm nhiễm từng có hay đang mắc phải xung quanh răng được nhổ sẽ làm tăng nguy cơ viêm ổ răng khô.
- Sử dụng corticosteroid: Với những loại thuốc này, ví dụ như prednisolone có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm ổ răng khô.
8. Làm thế nào để điều trị tình trạng viêm huyệt ổ răng khô?
Điều trị viêm ổ răng khô tập trung vào việc làm giảm triệu chứng đặc biệt là cảm giác đau của bệnh nhân. Bao gồm:
- Bơm rửa huyệt ổ răng: Nha sĩ có thể bơm rửa huyệt ổ răng để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn hoặc các mảnh vụn mô gây ra đau và viêm nhiễm cho huyệt ổ răng của bạn.
- Chèn gạc có thuốc: Việc chèn này sẽ làm tăng nhanh sự giảm đau. Bạn có thể phải thay chúng vài lần mỗi ngày. Nếu mức độ đau không giảm, có thể cân nhắc sử dụng phương pháp điều trị khác.
- Thuốc giảm đau: Nói với nha sĩ của bạn để chọn loại thuốc giảm đau tốt nhất cho bạn.
- Tự chăm sóc: Bạn sẽ được hướng dẫn cách bơm rửa huyệt ổ răng tại nhà để tăng cường sự lành thương và loại bỏ mảnh vụn thức ăn. Để làm việc này, bạn sẽ cần một bơm tiêm với mũi kim cong, dung dịch bơm rửa là nước muối hoặc nước súc miệng. Bạn sẽ được hướng dẫn súc miệng cho đến khi huyệt ổ răng không còn chất bẩn.
Ngay khi bắt đầu điều trị, bạn có thể uống thuốc giảm đau trong vài giờ đầu. Đau và các triệu chứng khác sẽ được cải thiện và sẽ mất đi sau vài ngày.
- Điều trị tại nhà và lối sống
Viêm ổ răng khô hiếm khi gây ra nhiễm trùng hay các biến chứng nghiêm trọng nhưng lại gây ra những cơn đau dữ dội. Cần tuân thủ những nguyên tắc sau khi nhổ răng để phòng tránh bệnh viêm xương ổ răng khô:
- Chườm lạnh bên ngoài mặt, trong vòng 48h đầu sau khi nhổ răng và chườm nóng ngay sau đó, nó sẽ giúp giảm đau và đỡ sưng.
- Uống thuốc theo đơn.
- Không hút thuốc lá hay các chế phẩm của thuốc lá.
- Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm và tránh buồn nôn khi uống thuốc.
- Súc miệng với nước muối ấm một vài lần trong ngày.
- Đánh răng nhẹ nhàng xung quanh huyệt ổ răng khô.
- Duy trì lịch thăm khám thường xuyên với nha sĩ để kiểm tra khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào. Nếu đau tái phát hoặc đau tăng lên trước ngày hẹn, hãy gọi ngay cho nha sĩ của bạn.