Nước bọt hay còn gọi là nước dãi và nước miếng là chất tiết có dạng nhờn, trong, tiết ra từ các tuyến nước bọt vào miệng với nhiều công dụng khác nhau, quan trọng nhất là giúp việc nhai và tiêu hoá thức ăn trước khi nuốt, đồng thời điều hòa độ acid trong miệng, dòng chảy nước bọt giúp loại bỏ mảnh vụn thức ăn ngăn ngừa sâu răng và mòn răng.
- Nước bọt đến từ đâu ?
- Chức năng của nước bọt là gì?
- Nước bọt ngăn ngừa bệnh sâu răng và bệnh lợi như thế nào?
- Thế nào là dòng chảy nước bọt?
- Khô miệng là gì?
- Ảnh hưởng của khô miệng là gì?
- Có những phương pháp điều trị khô miệng nào?
1. Nước bọt đến từ đâu?
- Nước bọt là sản phẩm tiết ra từ tuyến nước bọt.
- Trung bình tuyến nước bọt sản xuất 1.5 lít nước bọt một ngày, 45 lít một tháng.
- Nước bọt được tiết ra liên tục 24/24 hàng ngày.
- Thành phần nước bọt:
Na 2-21 mmol/L K 10-36 mmol/L Ca 1.2-2.8 mmol/L Mg 0.08-0.5 mmol/L Cl 5-40 mmol/L HCO3 2-13 mmol/L PO4 1.4-39
- Có 3 cặp tuyến nức bọt chính trong miệng :
- Tuyến nước bọt mang tai, nằm trong vùng giữa tai và mũi.
- Tuyến nước bọt dưới hàm, nằm trong sàn miệng tương ứng vùng răng hàm lớn hàm dưới.
- Tuyến nước bọt dưới lưỡi nằm ngay dưới lưỡi.
2. Chức năng của nước bọt là gì?
- Nước bọt đóng một vai trò quan trọng cho một số chức năng của miệng:
- Ăn: Thức ăn được làm ẩm bởi nước bọt giúp chúng t có thể nếm và nhai nghiền thức ăn đúng cách.
- Nuốt: Thức ăn khô rất khó để nuốt, chúng có thể làm rách, xước niêm mạc họng. Nước bọt giúp bôi trơn thành họng giúp nuốt dễ dàng .
- Phát âm: hoạt động nói sẽ làm khô miệng, nước bọt giúp tránh khô miệng khi nói, tuy nhiên cần phải bổ xung nước khi cần phải nói nhiều. Nói chuyện bình thường sẽ không thể nếu không có nước bọt.
- Tiêu hoá: Thức ăn không được nhai và làm ẩm bằng nước bọt sẽ khó tiêu hoá ở dạ dày.
- Dòng chảy nước bọt đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa sâu răng.
- Nước bọt có thể dùng để test kiểm tra bệnh ung thư hoặc HIV.
3. Nước bọt giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng và bệnh quanh răng như thế nào?
- Dòng chảy của nước bọt giúp làm sạch mảnh vụn thức ăn
- Nước bọt có tính kiềm nó trung hoà acid trong miệng giảm sâu răng.
- Nước bọt giúp chống mòn răng do nguyên nhân acid trong chế độ ăn, do nước bọt làm pha loãng acid .
- Nước bọt là chậm hoặc ngăn cản sự hình thành mảng bám và hình thành cao răng.
- Làm giảm nguy cơ gây bệnh nướu răng.
- calcium có trong nước bọt có thể giúp điều trị giai đoạn đầu của sâu răng được gọi là tái khoáng hoá.
4. Thế nào là dòng chảy nước bọt?
- Dòng chảy của nước bọt được tạo bởi cử động nhai.
Người có sức khoẻ yếu, hoặc nhai yếu sẽ không đủ nước bọt cho răng miệng khoẻ mạnh. - Mùi, vị giác, xúc giác, thị giác thậm trí ý nghĩ về đồ ăn cũng kích thích tăng tiết và tạo dòng chảy nước bọt.
5. Khô miệng là gì?
- Đây là biểu hiện miệng luôn luôn khô do tuyến nước bọt giảm tiết nước bọt.
- Nó không phải khô miệng bình thường mà chỉ cần ngậm ít nước là hết
- Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh khô miệng:
- Nhai không đầy đủ.
- Phản ứng do dùng thuốc kháng histamines ( chống dị ứng ), chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp.
- Bệnh nhân xạ trị.
- Bệnh nhân tật thở miệng.
- Bệnh nhân mệt mỏi, lo lắng.
- Triệu chứng của bệnh tiểu đường hoặc HIV.
- Lão hoá không là nguyên nhân gây khô miệng. Nó hiện diện ở người cao tuổi chi khi nó là triệu chứng của một bệnh.
6. Ảnh hưởng của khô miệng là gì?
- Khô miệng gây rất nhiều phiền toái như:
- Cảm giác khô và nóng trong miệng.
- Khó khăn trong việc nói và nuốt.
- Gây hôi miệng.
- Tăng nguy cơ sâu răng.
- Tăng nguy cơ bệnh về lợi và viêm quanh răng.
- Gây khó khăn trong việc lưu giữ hàm giả tháo lắp, nước bọt tạo lực hút cần thiết giúp giữ hàm giả tháo lắp toàn hàm.
- Gây nứt nẻ ở lưỡi và mép.
7. Có những phương pháp điều trị khô miệng nào?
- Nha sĩ hoặc Bác sĩ sẽ khuyên bạn như sau:
- Khi ăn nhai mạnh mẽ sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết nước bọt.
- Khuyến khích ăn các thức ăn cần phải dùng đến động tác nhai.
- Nhai kẹo cao su ít đường sẽ kích thích tiết nước bọt.
- Thường xuyên nhấp ngụm nước nhỏ, hoặc đá sẽ giúp giảm khô miệng tạm thời.
- Có thể dùng nước bọt nhân tạo xịt vào việng một vài lần trong ngày.
- Dùng nước xúc miệng hoặc ngậm kem đánh răng có thể giúp giảm khô miệng.
- Khi nguyên nhân gây khô miệng là do bệnh lý, bạn cần phải đến khám Bác sĩ để khám và điều trị.
- Thuốc Sialogogues (thuốc lợi nước bọt) có thể kích thích dòng chảy nước bọt. Cần phải hỏi ý kiến nha sĩ về cách sử dụng .