Nguyên nhân tạo lỗ hỗng ở răng?
Có một vài nguyên nhân tạo ra lỗ hổng ở răng, như nghiến răng và sâu răng. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là sâu răng.
Trong giai đoạn sớm, sâu răng tạo ra 1 lỗ hổng nhỏ ở răng. Lỗ hổng nay sẽ to dần lên nếu sâu răng không được điều trị.
Theo nghiên cứu của Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia Mỹ, 92% người từ 20-64 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn.
Sâu răng bắt đầu từ những lỗ hổng nhỏ trên bề mặt răng. Nghiến răng quá mức cũng có thể tạo ra những lỗ hổng trên răng.
Sâu răng là gì?
Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng do axít được tạo ra do vi khuẩn.
Vi khuẩn và bựa thức ăn còn lại do chải răng không tốt tạo thành một màng mềm và dính, gọi là mảng bám.
Khi mảng bám tích tụ thì có các vấn đề xảy ra, bao gồm các lỗ hổng trên răng và bệnh quanh răng. Sâu răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em, thiếu niên và người lớn.
Sâu răng có nguyên nhân là tích tụ mảng bám. Nếu không được điều trị, bệnh quanh răng và các vấn đề răng miệng khác sẽ tiến triển.
Triệu chứng của sâu răng?
Bạn có thể không biết sự tồn tại của lỗ hổng trên răng vì sâu răng thường không gây đau.
Sau đây là những triệu chứng thường gặp nhất liên quan đến sâu răng:
- Đau răng — Bất kỳ dấu hiệu đau nào vào buổi đêm hay đau nhói nhiều lần (không rõ nguyên nhân) có thể là dấu hiệu cảu sâu răng
- Nhạy cảm răng — Cảm giác e dè hay đau khi ăn hoặc uống đồ nóng, lạnh hay ngọt
- Đốm trên răng, có thể màu đen, nâu hay vàng
- Mẻ hay vỡ răng
- Bị giắt thức ăn giữa các răng
- Hôi miệng
- Vị khó chịu trong miệng
Dấu hiệu chính của sâu răng là đau răng kéo dài, nhạy cảm với nóng/lạnh và đốm nâu/đen trên răng.
Phải làm gì khi có lỗ hổng ở răng?
Nếu bạn nghi ngờ răng mình có lỗ hổng thì hãy liên lạc ngay với bác sĩ nha khoa. Bác sĩ thường sẽ chụp Xquang kiểm tra độ lớn của lỗ sâu.
Các lựa chọn điều trị sâu răng bao gồm:
- Trám răng hoặc mão răng — lấy đi mô sâu răng sau đó trám kín lại hay bọc răng với mão.
- Điều trị tủy răng (điều trị nội nha) — khi sâu răng phá hủy tới tủy răng, điều trị tủy là lựa chọn duy nhất để loại bỏ mô sâu và giữ răng, tránh nhổ răng.
- Nhổ răng — Sâu răng quá nặng, không thể phục hồi, bác sĩ nha khoa sẽ khuyên bạn nên nhổ răng và thay thế bằng implant, cầu răng hoặc hàm tháo lắp bán phần.
Điều trị lỗ hổng do sâu răng bao gồm trám răng, điều trị tủy hoặc nhổ răng (tùy thuộc vào mức độ nặng của sâu răng)
Cách phòng ngừa sâu răng?
Một vài người nghĩ răng chỉ có trẻ em mới bị sâu răng. Theo Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA), trẻ em có nguy cơ sâu răng cao hơn người lớn, nhưng tất cả mọi người đều có thể bị sâu răng trong suốt cuộc đời.
Một số điều chúng ta có thể thực hiện hàng ngày một cách dễ dàng để phòng sâu răng, tích tụ mảng bám, bao gồm:
- Kiểm tra răng miệng định kỳ
- Ăn đồ ăn không nhiều đường
- Giảm sử dụng đồ uống nhiều đường
- Vệ sinh răng miệng kỹ, chải răng 2 lần một ngày với kem chải răng có Fluor
- Có thể áp Fluor định kỳ tại phòng khám nha khoa để giúp men răng chắc khỏe
- Liên hệ bác sĩ nha khoa nếu bạn có tình trạng khô miệng kéo dài
- Sử dụng chỉ tơ nha khoa hàng ngày
- Sử dụng nước súc miệng hàng ngày
Fluor là chất khoáng có thể làm ngừng tiến triển của sâu răng. Fluor đôi khi có thể đảo ngược và làm ngừng những tổn thương sâu răng sớm. Fluor giúp bảo vệ răng nhờ tác dụng làm chắc khỏe men răng, giúp răng đề kháng tốt hơn với axít từ mảng bám gây sâu răng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng fluoride hỗ trợ.
Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ nha khoa về trám bít hố rãnh sealants, là lớp phủ bảo vệ mặt nhai của răng hàm. Đây thường là vị trí sâu răng đầu tiên. Sealant giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng. Lớp phủ này thường dùng cho răng sữa.
Chăm sóc răng miệng tốt là cần thiết để phòng ngừa sâu răng. Fluor hỗ trợ và sealant cũng có hiệu quả. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa về các phương pháp ngừa sâu răng.