Kiểm soát đau trong nha khoa

dreamstime_xs_36242481

Đau trong nha khoa là nguyên nhân chính gây giảm chất lượng cuộc sống. Đau liên quan đến giảm giấc ngủ, căng thẳng và các hậu quả xã hội xấu khác”  Một báo cáo nghiên cứu của các nhà phẫu thuật mỹ

Có bốn phương pháp kiểm soát đau trong nha khoa :

  1. Gây tê tại chỗ 
  2. Thuốc an thần
  3. Gây mê
  4. Thuốc giảm đau 

1. Gây tê tại chỗ

Có hai phương pháp giảm đau tại chỗ.

  • Bơm và kim tiêm dưới niêm mạc
    • Đây là phương pháp thông dụng nhất để kiểm soát khó chịu trong điều trị nha khoa.
    • Bôi gel thuốc tê để làm tê lợi trước khi tiêm giúp giảm đau khi đâm kim qua niêm mạc.
    • Khi tiêm thuốc tê sã ngấm vào vị trí gây đau sẽ giúp chặn luồn thần kinh dẫn truyền đau về não bộ, làm mất cảm giác đau.
    • Môi, lưỡi và má cũng có thể bị tê do cùng nhánh thần kinh.
    • Có thể có cảm giác sưng mặt, môi và lưỡi  nhưng thực tế thì không sưng.
    • Không ăn khi vẫn còn cảm giác tê bì vì có thể bị cắn phải lưỡi môi hoặc má.
    • Tránh uống nước nóng khi miệng đang tê vì có thể sẽ bị bỏng.
    • Cảm giác tê kéo dài 1- 4 h.
  • Phương pháp giảm đau áp lực
    • Thiết bị đặc biệt này giảm đau bằng áp lực, không sử dụng kim tiêm.
    • Phương pháp này có thể sử dụng đơn độc để giảm đau hoặc tiền tê lợi trước khi thực hiện mũi tiêm truyền thống.

Trở về đầu trang

 
2. Thuốc an thần

  • Đây là phương pháp giảm đau và giảm căng thẳng trong nha khoa.
  • Thuốc an thần không làm bạn trong tình trạng mất ý thức.
  • Có hai biện pháp giúp an thần:
  • An thần qua đường thở
    • Bệnh nhân hít một lượng nồng độ an toàn khí nito oxit và oxy và thư giãn. Đau sẽ giảm khá nhiều.
    • Cảm giác lâng lâng dễ chịu được tạo ra nên khí nito oxit có tên là “khí cười”.
    • An thần qua đường thở thi thoảng được sử dụng cùng với gây tê tại chỗ, tạo ra điều trị hoàn toàn không đau.
    • Bạn sẽ hoạt động bình thường trở lại ngay sau khi ngừng sử dụng thuốc qua đường thở.
  • An thần đường tĩnh mạch
    • Phương pháp này là tiêm vào tĩnh mạch tay.
    • Ý thức không bị mất nhưng căng thẳng và đau thì giảm nhiều, giúp cho việc điều trị không bị đau.
    • Có thể không có ký ức về những gì xảy ra trong điều trị.
    • An thần đường tĩnh mạch tạo ra tình trạng nửa tỉnh nửa mê sau khi điều trị. Vì thế, cần được hỗ trợ trên đường về nhà.
    • Không nên lái xe ít nhất 24h.

Trở về đầu trang

 
3. Gây mê

  • Gây mê cho phép điều trị khi bệnh bất tỉnh mất ý thức.
  • Chí sử dụng trong trường hợp bệnh nhân rất đau, hoặc điều trị những trường hợp khó, phức tạp thời gian tiến hành điều trị kéo dài.
  • Nếu bệnh có vấn đề về tâm thần, tự kỷ, hoặc không hợp tác khi điều trị, gây mê là cần thiết. 
  • Gây mê chỉ nên thực hiện ở bệnh viện hoặc nơi có đủ điều kiện phương tiện và phải được kiểm soát bởi bác sỹ gây mê.

Trở về đầu trang

 
4. Thuốc giảm đau

  • Thuốc giảm đau là một chất giảm đau. Nó không chữa khỏi vấn đề răng miệng gây ra cơn đau, nhưng làm giảm cảm giác đau.
  • Nó được sử dụng như một biện pháp điều trị ngắn hạn để giảm đau trước và sau khi điều trị nha khoa.
  • Một số thủ thuật nha khoa có thể dẫn đến mức độ đau và khó chịu sau khi điều trị. Thuốc giảm đau góp phần làm cho việc điều trị trở nên thoải mái hơn.
  • Nguyên nhân chính gây đau răng dữ dội là do viêm xảy ra ở vùng có dây thần kinh và mạch máu, cả trong và xung quanh răng. Nó thường liên quan đến sâu răng.
  • Các loại thuốc chống viêm như Aspirin và Ibuprofin có hiệu quả đối với những cơn đau như vậy.
  • Thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất là Acetaminophen (còn gọi là Paracetamol hoặc Tylenol), Aspirin, Codeine và Ibuprofen.
  • Khuyến cáo rằng thuốc giảm đau chỉ nên được thực hiện khi có sự hiểu biết và chấp thuận của bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn. Đặc biệt quan trọng nếu bạn đang sử dụng  cùng lúc với các loại thuốc khác hoặc bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Nhiều chế phẩm giảm đau có thể tự  mua ở hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc, nhưng vẫn cần thận trọng.
  • Một số loại thuốc giảm đau thường được kết hợp với nhau trong một viên nén hoặc viên nang.
  • Bạn phải lưu ý về thành phần của viên nén hoặc viên nang giảm đau và không được dùng quá liều lượng khuyến cáo.

Trở về đầu trang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *