Công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn và tiệt trùng ngừa Covid 19 trong Dịch vụ nha Khoa

Trong đại dịch covid 19 phòng khám răng hàm mặt cần đặc biệt lưu ý công tác vệ sinh môi trường , vệ sinh bề mặt, dụng cụ và tiệt trùng dụng cụ 

Các nghiên cứu cho thấy Virus Covid 19 có trong dọt  bắn từ cơ thể người nhiễm bệnh trong quá trình điều trị nha khoa bay lơ lửng trong không trung  có thể tồn tại bám trên bề mặt thủy tinh, nhựa và bề mặt kim loại trong một số giờ và trở thành nguồn lây truyền virut tiềm ẩn sau khi điều trị mỗi bệnh nhân, phụ tá nha khoa phải thực hiện chu trình làm sạch và khử trùng tiêu chuẩn. Dựa trên các quy trình vận hành tiêu chuẩn, trở lý phải được mặc áo ppe phù hợp làm sạch bằng chất tẩy rửa là bước đầu tiên cần thiết vì nó giúp loại bỏ hoặc giảm đáng kể mầm bệnh trên bề mặt ô nhiễm. 

  • Ghế nha khoa cần phải làm sạch sau mỗi bệnh nhân
  • Các bề mặt nguy cơ tiếp xúc cao như tay nắm cửa, ghế, điện thoại và bàn làm việc cũng được lau chùi thường xuyên
  • Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử
    • Dụng cồn etylic 70 độ để khử trùng bề mặt nhỏ và thiết bị giữa các lần sử dụng bao gồm thiết bị chuyên dụng có thể tái sử dụng  hoặc thiết bị không chịu được clo
    • Dung dịch natri hydroclorua 0,1 có thể được sử dụng để khử trùng các bề mặt lớn hơn 
    • Dung dịch natri hydroclorua 0,5% mạnh hơn có thể sử dụng cho khử trùng cho vùng có  dịch máu lớn hoặc chất lỏng từ cơ thể văng ra.
    • Có thể sử dụng các dung dịch kết hạch làm sạch và khử trùng 2 trong 1 nhưng phải được sử dụng theo hướng dẫn nhà sản xuất 
  • Phải sử dụng vải mới khi bắt đầu mỗi lần làm sạch và khử trùng, chúng phải được giặt sạch hoặc xử lý thích hợp, đúng cách sau khi sử dụng ở các khu vực được coi là có nguy cơ cao lây nhiễm virus covid 19 
  •  Máu khô và nước muối có thể làm hỏng thép không ghỉ và làm cho dụng cụ khó làm sạch hơn, ngâm dụng cụ trong chất tẩy rửa cơ bản được pha loãng đúng tỷ lệ. Không khuyến khích ngâm dụng cụ trong Dung dịch chlorine 0,5 hoặc chất khử trùng trước khi làm sạch. Bước tiếp theo là làm sạch bằng xà phòng rồi rửa dưới vòi nước sạch sau đó – > Lau khô bằng khăn sạch  – > Đóng gói hấp tiệt trùng và ghi nhãn : tên loại dụng cụ; ngày giờ hấp, ngày giờ hết hạn -> Hấp tiệt trùng bằng hất ướt  autocalave ( hấp nhiệt với áp xuất ) giúp tiệt khuẩn và vius; không khuyến cáo không tiệt trùng dụng cụ nha khoa bằng hấp nhiệt khô, nước sôi và đèn cực tím. 
  • Dụng cụ sau khi tiệt khuẩn được bảo quản trong tủ kín, ở vị trí không bụi bẩn 
  • Quản lý chất thải thải y tế : Chất thải y tế chiếm đến 15% lượng chất thải  được hình thành trong khi chăm sóc răng miệng được coi là nguy hiểm cho sức khỏe và môi trường nó phải được thu gom vào thùng đựng rác được đánh dấu riêng
  • Sàn nhà phải được lau sạch và khử trùng ít nhất 1 lần trong ngày loại bỏ bẩn, dịch cơ thể và thuốc hóa chất toàn bộ cơ sở chăm sóc răng miệng
  • Poster hoặc các bảng hướng dẫn phòng chống nhiễm khuẩn và cách phòng chống được treo trong tầm mắt nhìn thấy để hướng dẫn các trợ thủ
  • Hướng dẫn liên tục các bước phòng chống như rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn cách nhau trên 1m, xịt tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, thông khí thoáng, tránh tiếp xúc gần khi không cần thiết 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *