Đau răng những điều cần biết

Toughen-Sensitive-Teeth

Đau răng nói riêng và vùng miệng hàm mặt  là một trong những nguyên làm giảm chất lượng cuộc sống. Nó gây ra mất ngủ , trầm cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội

Hầu hết mọi người đều đã từng trải cơn đau cấp tính có nguyên nhân từ răng hoặc mô mềm trong miệng một vài lần trong đời

  1. Đau răng là gì? 
  2. Đâu là nguyên nhân gây ra đau răng?
  3. Sâu răng gây ra đau răng như thế nào?
  4. Viêm lợi gây ra đau răng như thế nào
  5. Tại sao lại gặp khó khăn trong việc xác định răng khi đau?
  6. Tại sao răng trở nên nhạy cảm với đồ ăn thức uống nóng, lạnh và ngọt ?
  7. Sâu răng gây đau như thế nào ? 
  8. Những nguyên nhân gì gây ra cơn đau kéo dài hàng giờ? 
  9. Nguyên nhân nào gây ra bởi sự phối hợp giữa đau răng, hơi thở hôi và vị chua trong miệng
  10. Tại sao một số trường hợp bị đau xuất hiện sau khi nhổ răng 2 ngày?
  11. Tại sao một số trường hợp răng bị nhạy cảm sau khi mới trám răng?
  12. Thức ăn dắt ở kẽ răng gây đau như thế nào?
  13. Tại sạo răng ngầm gây đau?
  14. Cảm lạnh có thể gây đau răng không?
  15. Đau do chấn thương răng xảy ra như thế nào?
  16. Tại sao răng vỡ lại gây đau?
  17. Đau vùng mặt và răng liên quan với nhau như thế nào?
  18. Kiểm soát đau bằng cách nào?
  19. Đau răng/ biểu đồ đau. Đâu là nguyên nhân gây đau?

 
1. Đau răng là gì ?

  • Đau răng (Toothache) là triệu chứng đau xuất hiện ở răng và xung quang răng. Đây là triệu chứng báo hiệu sự sinh tồn của răng đó đang bị đe doạ .

Trở về đầu trang

 
2. Nguyên nhân đau răng là gì?

  • Nguyên nhân hay gặp nhất của đau răng là sâu răng. Ngoài ra còn do những nguyên nhân:
    • Bệnh về lợi 
    • Chấn thương răng
    • Viêm huyệt ổ răng khô (nhiễm khuẩn sau nhổ răng)
    • Răng mọc ngầm 
    • Lệch lạc khớp cắn (răng mọc lệch lạc)
    • Mòn răng
    • Viêm xoang
    • Đau dây thần kinh
    • Gãy vỡ răng

Trở về đầu trang

 
3. Đau do sâu răng như thế nào?

  • Sâu răng phá huỷ răng bằng cách hoà tan cấu trúc của răng. Khi chỉ lớp men răng bị ảnh hưởng có thể thấy xuất hiện dấu hiệu đau nhẹ, bởi vì vùng men răng không bị chi phối bởi dây thần kinh cảm giác
  • Tuy nhiên, sau khi sâu răng đã tiến triển sâu hơn đến ngà răng sẽ xuất hiện tượng nhạy cảm, các sợi thần kinh nhạy cảm với đồ ăn thức uống nóng, lạnh, thức ăn ngọt.
  • Khi sâu răng phá huỷ càng sâu vào trong, mức độ đau ngày càng tăng
  • Nó có thể thay đổi và được mô tả như:
    • Đau từng cơn ngắn cho kéo dài, hoặc liên tục
    • Mức độ có thể nhẹ, âm ỉ, đau nhói, 
    • giống như cảm giác sắc nhọn ,…, dữ dội.

 

Click to enlarge
Sâu răng và abcess ở chóp chân răng

 

Trở về đầu trang

 
4. Bệnh nha chu gây đau răng như thế nào?

 

Click to enlarge
Abscess in the gum
 Click to enlarge
Gum disease

Trở về đầu trang

 
5. Tại sao thường gặp khó khăn trong việc xác định rõ răng gây đau?

  • Thần kinh sinh 3 là dây thần kinh chi phối cảm giác vùng hàm mặt. Tất cả các răng đều được chi phối cảm giác bởi một sợi thần kinh, Cảm giác đau có thể cảm nhận thấy ở hàm trên, trong khi đó răng nguyên nhân lại nằm ở hàm dưới. Điều này được gọi là đau cảm ứng ‘referred pain’. Nó xả ra khi răng bị phá hủy bởi sâu răng gây đau
  • Khi tổn thương sâu răng phá hủy và xâm lấn đến tổ chức quanh răng thì dấu hiệu đau xẽ xuất hiện khu trú tại chỗ giúp chúng ta dễ dàng xác định vị trí (ví dụ như một trường hợp apxe răng)
  • Nha sĩ sẽ khám và kiểm tra một cách cẩn thẩn để xác định nguyên nhân.

    Trở về đầu trang

6. Tại sao răng nhạy cảm với đồ ăn, uống nóng, lạnh, đồ ăn ngọt ?

  • Cấu trúc lớp men răng ngoài cùng không có sự chi phối cảm giác, nhưng lớp ngà răng thì có sự chi phối
  • Khi ngà răng bị bộc lộ, nó sẽ phản ứng lại với nóng, lạnh, và đồ ăn ngọt. Đau có thể biểu hiện nhẹ  và sẽ biến mất ngay sau khi loại bỏ nguyên nhân.
  • Lớp ngà răng bị bộc lộ được coi như là giai đoạn đầu của quá trình tổn thương sâu răng
  • Ngà răng bị bộ lộ có thể do các nguyên nhân sau:
    • Mài mòn răng. Đây là hiện tượng lớp men răng bị mòn hoặc bong do việc trải răng mạnh quá mức. Lớp ngà răng ở vùng cổ răng được bộ lộ, Lớp cemment mỏng ở cổ chân răng dễ dàng bị mỏng đi.
    • Xói mòn hóa học. Nguyên nhân mòn răng do axit dạ dày trào ngược từ thực quản vào miệng phá hủy lớp men và ngà răng
    • Mòn răng  Là hiện tượng răng bị mài mòn do ăn nhai, nghiến răng. Đây là biểu hiện ở răng mòn dần khi tuổi ngày một cao. Tật nghiến răng là dấu hiệu không bình thường gây tổn hại răng  
  • Việc biểu hiện sớm bởi nhạy cảm có thể loại bỏ được bằng cách sử dụng các loại thuốc đánh răng chống ê buốt, hoặc Nha sĩ có thể điều trị bằng áp các loại thuốc chống ê buốt nồng độ cao
  • Việc nhạy cảm biểu hiện bởi sâu răng cần phải được điều trị bằng cách trám răng

 

Click to enlarge
Exposed dentine
at gum margin

 

See Toothwear

Trở về đầu trang

7. Sâu răng gây đau như thế nào ?

  • Khi mạch máu và thần kinh ở tủy răng bắt đầu bị tổn thương, dấu hiệu đau biểu hiện xảy ra liên tục và tăng dần khi tiếp xúc với đồ ăn, uống nóng, lạnh
  • Khi sâu răng tiến triển sâu hơn vào trong tủy răng, cơn đau có thể xảy ra dữ dội, đau chói và dai dẳng
  • Cơn đau có thể kéo dài, đau tăng khi nằm. 

 

Click to enlarge
Illustration of
x-ray showing decay

 

Trở về đầu trang

 
8. Những nguyên nhân nào khiến gây ra cơn đau kéo dài hàng giờ?

  • Áp xe thường là nguyên nhân khiến gây ra những cơn đau dữ dội hàng giờ. Nó có thể biểu hiện triệu chứng từ giai đoạn sớm cho đến toàn phát như sau:
    • Đau là dấu hiệu phá hiệu tủy răng bị phá hủy bởi sâu săng tiến triển
    • Cơn đau nhói có thể xuất hiện và kéo dài hàng giờ
    • Tổ chức tủy hoại tử phản ứng đặc biệt với đồ ăn nóng làm đau tăng hơn
    • Ổ  Áp xe bắt đầu hình thành ở chót chân răng, lợi vùng răng tương ứng bắt đầu sưng lên 
    • Tình trạng này khiến bạn có thể bị sốt và cảm thất mệt mỏi
  • Nha sĩ sẽ điều trị bằng cách khoan mở răng dẫn lưu mủ ra ngoài, đau sẽ giảm ngay lập tức, nhưng răng vẫn nhạy cảm biểu hiện của vùng chóp chân răng đang bị nhiễm trùng
  • Biện pháp khắc phục là điều trị tủy sau đó trám răng hoặc là mão răng thay thế

    Trở về đầu trang

 
9. Những nguyên nhân nào gây đau răng, hơi thở hôi và cảm giác chua trong miệng?

  • Sự kết hợp của các triệu chứng trên là dấu hiệu có ổ áp xe đã vỡ mủ vào trong miệng. Mủ có vị chua và làm cho hơi thở hôi
  • Khi vỡ mủ răng có thể vẫn đau và rất đau khi ăn nhai
  • Đau và sưng có thể giảm ngay sau khi mủ vỡ vào khoang miệng. Lúc này cần phải có một giải pháp điều trị kịp thời 

    Trở về đầu trang

 
10. Tại sao một vài trường hợp đau trở lại sau khi nhổ răng 02 ngày?

  • Sau khi răng được nhổ bỏ. Ổ răng có thể bị nhiễm khuẩn, nó có thể được gọi là viêm huyệt ổ răng.
  • Nhiễm trùng ổ răng sau nhổ răng là nguyên nhân gây đau dữ dội nhiều hơn cả đau răng trước khi nhổ
  • Cơn đau liên tục, buốt, thuốc giảm đau thường không có tác dụng giảm đau
  • Đây được coi là một cấp cứu nha khoa cần được điều trị ngay không nên trì hoãn.

    See Dry Socket

Trở về đầu trang

 
11. Tại sao sau khi trám răng vẫn có dấu hiệu nhạy cảm?

  • Răng có thể vẫn nhạy cảm kéo dài sau khi trám một tuần hoặc hơn
    • Điều này xảy ra khi sâu răng đã phá hủy gần đến tủy
    • Vùng ngà răng gần buống tủy rất nhạy cảm 
    • Nó cần một thời gian để hình thành một lớp ngà thứ phát để bảo vệ sau khi trám răng. Điều này giống như cung cấp một vật liệu cách nhiệt chống lại sự thay đổi nhiệt độ và làm giảm độ nhạy cảm của răng

Trở về đầu trang

 
12. Dắt thức ăn ở kẽ răng gây đau như thế nào?

  • Trong điều kiện bình thường , răng cần phải được tiếp xúc chắc chắn với răng kế cận trước và sau nó. Điều này ngăn ngừa thức ăn nhồi nhét vào kẽ răng khi ăn nhai
  • Trong trường hợp bất thường, một khe nhỏ được hình thành giữa các răng
    • Thức ăn bị nhồi nhét vào khe đó và đi vào lợi
    • Điều này tạo ra một kích thích, lợi sẽ sưng nề chảy máu và trở nên đau
    • Viêm này có thể lan ra xung quanh răng, làm cho răng lung lay khi ăn nhai
  • Chải răng và sử dụng chỉ nha khoa, tăm, chải kẽ có thể giúp kiểm soát vấn đề đó. Để loại bỏ được nguyên nhân dắt kẽ cần phải đến khám và điều trị bởi nha sĩ

    See Cleaning Between the Teeth

Trở về đầu trang

 
13.Tại sao răng mọc ngầm thường hay gây đau?

  • Răng khôn mọc ngầm hoặc ngầm bán phần (lộ ra một phần) có thể là nguyên nhân gây viêm nha chu quanh răng
  • Thức ăn bị nhồi nhét dưới túi quanh răng và là nguyên nhân gây viêm, đau, chảy máu quanh thân răng 
  • Một răng khôn mọc ngầm có thể gây đau do tạo áp lực nên ống thần kinh xung quanh, hoặc răng bị kẹt không mọc được

 

Click to enlarge
Impacted wisdom teeth
In lower jaw

 

See Impacted Teeth

Trở về đầu trang

 
14. Cảm lạnh có thể gây đau răng không?

  • Chân răng hàm lớn hàm trên thường cách xoang hàm bởi một vách xương mỏng, chóp một số chân răng rất gần hoặc nằm ở trong xoang.
  • Thần kinh chi phối cho răng, xương hàm và măt  được chi phổi bởi các nhánh của dây thần kinh sinh ba
  • Xoang hàm thường bị nhiễm khuẩn khi bị cảm lạnh, và việc viêm xoang có thể là nguyên nhân gây đau các răng hàm trên và có cảm giác “nhức nhối”
  • Khi đó răng không phải là nguyên nhân gây ra bệnh lý về xoang, đau răng lúc này được gọi là đau “cảm ứng”
  • Khi bệnh viêm xoang hết, đau răng cũng hết hoàn toàn

 

Click to enlarge
The fine line defining
the sinus

 

Trở về đầu trang

 
15. Đau do chấn thương răng có biểu hiện như thế nào?

  • Tai nạn là một nguyên nhân chủ yếu gây ra chấn thương răng, thường gặp nhất là nhóm răng cửa. Mức độ đau phụ thuộc và mức độ tổn thương của răng 
  • Khi răng bị vỡ lớn, thần kinh và mạch máu tủy răng bị lộ ra tiếp xúc với môi trường miệng. Khi đó bệnh nhân rất đau, răng bị vỡ cần phải điều trị tủy và phục hồi lại răng
  • Đôi khi răng bị chấn thương còn nguyên vẹn nhưng lực tác động làm răng bị ấn mạnh vào xương hàm, nó có thể làm mạch máu và thần kinh ở chóp chân răng bị tổn thương, Các dấu hiệu có thể gặp là: 
    • Răng có thể rất nhạy cảm, đau khi tác dụng với một lực rất nhẹ khi ăn nhai hoặc thăm khám 
    • Răng có thể lung lay
    • Nha sĩ sẽ khám và kiểm tra tỉ mỉ để đánh giá mức độ tổn thương rồi đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp.

 

Click to enlarge
Fracture
 Click to enlarge
Major fracture

 

See Injury to Teeth

Trở về đầu trang

 
16. Tại sao nứt răng gây đau?

  • Răng có vết trám lớn có thể dễ bị rạn nứt trong quá trình ăn nhai, nếu vết rạn kéo dài đến buồng tủy có thể là nguyên nhân gây đau khi ăn nhai hoặc răng rất nhạy cảm khi sử dụng đồ ăn nóng, lạnh
  • Các trường hợp bị rạn nứt răng thường rất khó khăn để xác định nguyên nhân gây đau, răng với nguyên nhân bị nứt rạn thường phải nhổ bỏ.

Trở về đầu trang

 
17. Đau vùng mặt và răng liên quan với nhau như thế nào?

  • Chi phối cảm giác đau toàn bộ vùng hàm mặt là dây thần kinh sinh ba, do vậy đau vùng hàm mặt có ảnh hưởng đến nhau
  • Vùng mặt và răng đều cùng chung nhau một dây thần kinh chi phối, nó sẽ tạo ra hiện tượng đau “cảm ứng”
  • Đau cảm ứng thường khó xác định được nguyên nhân. May mắn đây là dấu hiệu ít gặp

Trở về đầu trang

 
18. Làm thế nào để kiểm soát đau ?

See Analgesics

Trở về đầu trang

 
19. Đau răng/ Sơ đồ đau. Nguyên nhân đau răng là gì?

Nguyên nhân đauSâu răng sớmViêm tủy răng viêm cuống răng 
cấp tính
Viêm cuống răng
mãn tính
Áp xe quanh răngLộ ngà răngDắt kẽ răng
Loại đau ++++++    
Rất đau +++   +
Đau âm ỉ +++ +  
Đau nhói+  + ++
Đau từng cơn++ ++ +
Cơn đau kéo dài  +++    
Cơn đau ngắn+   ++ 
Phản ứng với       
Đồ ăn nóng ++++  + 
Đồ ăn lạnh++   ++ 
Đồ ăn ngọt+    ++ 
Khi cắn  +++    
Khi nhai +++++   
Dấu hiệu kèm theo       
Sưng tấy  +++  +
Sốt  +    

 

Mức độ đau
+ = mức độ nhẹ 
++ = mức độ trung bình
+++ = mức độ nặng (cao)
 Glossary
cấp tính = tiến triển nhanh
Chóp răng = đoạn cuối của chân răng
mãn tính = hình thành chậm
quanh răng = tổ chức xung quanh răng
Tủy = là tổ chức gồm mạch máu và thần kinh nằm trong răng

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *