Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi gây khó chịu. Tình trạng này gây mất tự tin cho người bệnh nhất là trong giao tiếp và tiếp xúc với người khác. Có rất nhiều biện pháp khắc phục hôi miện tạm thời như: kẹo cao su, thuốc xịt thơm miệng, nước súc miệng … nhưng đó chỉ là những biện pháp khắc phục tạm thời. Để chữa trị triệt để hôi miệng cần phải điều trị theo nguyên nhân gây ra hôi miệng.
- Làm thế nào tôi biết tôi bị hôi miệng?
- Nguyên nhân gây ra hôi miệng?
- Tôi có thể làm gì để hơi thở thơm tho sạch ?
- Nha sĩ có thể làm gì giúp chữa bệnh hôi miệng cho bạn?
- Làm sạch lưỡi bằng cách nào?
1. Làm thế nào để tôi có thể biết tôi hôi miệng?
- Đáng tiếc là chúng ta không tự cảm thấy được mùi của hơi thở của chính mình.
- Một mùi vị khó ngửi khi bạn nếm một cái gì đó rồi ngửi lại hoặc thấy khô miệng có thể là dấu hiệu chỉ điểm về hôi miệng.
- Hút thuốc luôn gây ra hơi thở hôi, cũng như các thức ăn như tỏi, hành tây, hoặc thức ăn có nặng mùi khác.
- Bạn có thể hỏi bạn và người thân kiểm tra mùi hơi thở của mình, nếu nghi ngờ mình hôi miệng.
2. Nguyên nhân gây hôi miệng?
Có một vài nguyên nhân dẫn đến hôi miệng, hay gặp ở vị thành niên. Dễ dàng điều trị theo nguyên nhân theo bệnh lý sau:
- Vệ sinh răng miệng kém
Hôi miệng có thể do vệ sinh răng miệng kém:- Các protein có trong thực phẩm, còn đọng lại trong miệng sau khi ăn nó sẽ bị phân huỷ có thành phần là khí Sulphur từ vi khuẩn.
- Bình thường trong miệng luôn có sự hiện diện của vi khuẩn, quá trình phân huỷ thức ăn có thể diễn ra trên bề mặt lưỡi, hoặc trên lợi, túi lợi.
- Bệnh về lợi
- Lợi bị viêm có thể gây hôi miệng.
- Sự hình thành túi lợi quanh răng do tiển triển của bệnh viêm quanh răng tạo điều kiện cho thức ăn nhồi nhét vào túi lợi.
- Các thực phẩm có trong túi lợi bị phân huỷ sẽ tạo ra mùi hôi miệng.
- Chải răng và dùng chỉ nha khoa không lấy bỏ được thức ăn nằm trong túi lợi.
- Điều trị bệnh viêm quanh răng sẽ giúp loại bỏ nguyên nhân gây ra hôi miệng này.
- Sâu răng
- Ổ răng sâu là nơi tích tụ thức ăn, việc phân huỷ thức ăn tại vị trí răng sâu cũng gây ra hôi miệng.
- Hôi miệng được loại bỏ và trám phục hồi sau khi loại bỏ tổ chức sâu răng.
- Thức ăn có mùi vị mạnh
- Thức ăn như tỏi, hành tây thường tạo ra mùi của chúng trong hơi thở .
- Loại bỏ mùi này bằng cách nhai kẹo cao su có vị bạc hà, xúc miệng bằng nước xúc miệng thơm, chải răng bằng thuốc đánh răng làm sạch miệng.
- Hút thuốc
- Hơi thở của người hut thuốc luôn có mùi.
- Trong một thời gian ngắn, hơi thở bình thường sẽ trở lại, bằng cách sử dụng kẹo thơm miệng, kẹo cao su, thuốc xịt thơm miệng, hoặc đánh răng bằng thuốc đánh răng .
- Bệnh khô miệng
- Đây không phải là khô miệng bình thường mà chỉ cần uống một cốc nước là hết.
- Nguyên nhân do tuyến nước bọt không sản xuất đủ nước bọt gây ra khô miệng.
- Các nghiệm pháp làm giảm khô miệng sẽ giúp kiểm soát hơi thở hôi.
- Khô miệng có thể xảy ra so sử dụng một số loại thuốc.
- Người già thường bị khô miệng hơn do tuyến nước bọt bị suy yếu.
- Nguyên nhân có thể do dùng thuốc mà không do bệnh lý về nha khoa.
- Tật thở miệng có thể dẫn đến khô miệng và gây ra hơi thở hôi.
- Nguyên nhân có hôi miệng có thể điều trị được bởi nha sĩ hoặc Bác sĩ chuyên khoa.
- Nước bọt nhân tạo có từ nước xúc miệng hoặc kem chải răng có thể làm giảm tình trạng khô miệng.
- Nhai kẹo cao su có thể kích thích tiết nước bọt và tăng dòng chảy nước bọt.
- bạn có thể dùng Sialagogues là loại thuốc kích thích tiết nước bọt, tuy nhiên bạn cần tham khảo Bác sĩ để khám và hướng dẫn sử dụng.
- Bệnh lý toàn thân khác
Bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán nguyên nhân gây hôi miệng. Một vài bệnh lý có thể gặp phải :- Bệnh về tiêu hoá, dạ dày .
- Bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng hoặc bệnh lý ở phổi .
- Bệnh tiểu đường không được điều trị sẽ để lại mùi acetone trong hơi thở
- Ăn kiêng hoặc ăn uống không đầy đủ
- Ở trạng thái đói ( dạ dày rỗng) có thể gây ra hơi thở hôi.
- Căng thẳng hoặc lo lắng
- Căng thẳng và lo lắng cũng là nguyên nhân phổ biến dấn đến hơi thở hôi.
- Bệnh tâm thần thể háu ăn hoặc biếng ăn
- Bệnh nhân tâm thần thường không chú ý đến vệ sinh răng miệng, cần phải điều trị bệnh lý tâm thần.
3. Tôi cần làm gì để có hơi thở thơm tho ?
Bạn có thể làm theo các cách sau đây:
- Nhớ phải chải răng và dùng chỉ nha khoa sau bữa sáng 30 phút và trước khi đi ngủ.
- Giữ răng luôn sạch sẽ không có mảng bám.
- Dưới đây là các thành phần giúp bạn có hơi thở thơm mát:
- Kem chải răng .
- Nước xúc miệng.
- Thuốc xịt miệng.
- Nhai kẹo cao su.
- Kẹo bạc hà.
- Bạc hà và Các loại rau thơm.
- Bộ sản phẩm giúp hơi thở thơm mát có sẵn trên thị trường trong đó bao gồm:
- Dạng nhỏ dọt.
- Kem đánh răng điều trị mùi hơi thở.
- Nước xúc miệng điều trị.
- Cây cạo giúp làm sạch lưỡi.
- Dung dịch phun làm sạch lưỡi.
- Làm sạch kỹ rất quan trọng đặc biệt trong khi niềng răng bằng khí cụ cố định vì thức ăn có thể dắt vào xung quanh mắc cài .
- Chải lưỡi giúp làm sạch bề mặt lưỡi cũng cần phải thực hiện giống như chải răng.
- Hàm giả tháo lắp cần phải tháo ra vào ban đêm và làm sạch. giúp miệng sạch sẽ hơn.
- Khám răng miệng định kỳ 2 lần một năm. Nha sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề bệnh lý giúp ngăn ngừa bệnh răng miệng gây hôi miệng.
Xem thêm bài Chải răng, nước xúc miệng, kem chải răng
4. Nha sĩ có thể làm gì giúp chữa bệnh hôi miệng của bạn?
- Nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng và thực hiện vệ sinh răng miệng bằng các dụng cụ đặc biệt giúp cải thiện hơi thở của bạn. Bao gồm lấy cao răng, mảng bám. Bạn nên vệ sinh răng miệng tại nha khoa 2 lần 1 năm
- Nha sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc súc miệng phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Nước xúc miệng này không những diệt vi khuẩn mà còn tạo ra mùi thơm cho hơi thở của bạn.
- Điều trị các bệnh lý về lợi và nha chu, sâu răng là nguyên nhân gây hôi miệng.
- Nha sĩ sẽ tư vấn giúp bạn đến Bác sỹ chuyên khoa nếu nguyên nhân hôi miệng không phải do các vấn đề thuộc lĩnh vực Nha khoa.
5. Làm sạch lưỡi bằng cách nào ?
- Làm sạch lưỡi là một phương pháp giúp loại bỏ thức ăn trên bề mặt lưỡi, chúng biểu hiện bằng bề mặt lưỡi của bạn có màu trắng hoặc vàng :
- Làm sạch lưỡi được khuyến cáo bằng cách sử dụng cây cạo lưỡi trà lên bề mặt, chúng giúp lấy bỏ vi khuẩn và thức ăn là nguyên nhân tạo lên khí sulphur gây mùi hôi.
- Bệnh ở mũi họng hoặc bệnh nhiễm khuẩn có thể tạo lên một lớp giả mạc trên bề mặt lưỡi góp phần gây hôi miệng.
- Cây cạo lưỡi giúp loại bỏ mảng bám trên bề mặt lưỡi.
- Cây cạo lưỡi dễ sử dụng và có nhiều kích cỡ khác nhau dành cho trẻ em và người lớn.
- Cây cạo lưỡi thường được bán sẵn tại các hiệu thuốc hoặc siêu thị gian hàng cụng cụ chăm sóc răng miệng ở siêu thị.
- Có thể dùng bàn chải để chải lưỡi nếu không có sẵn cây cạo lưỡi.
- Đối với trẻ em bạn có thể sử dụng vải xô mỏng quấn đầu ngón tay để vệ sinh lưỡi cho trẻ