Chải răng và Chỉ nha khoa

Chải răngChỉ nha khoa là cách lâu nay chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày để vệ sinh răng miệng, tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu hết các vấn đề xoay quanh công việc hàng ngày này của bạn chưa. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

  1. Tại sao chúng ta phải chải răng ?
  2. Phương pháp chải răng nào được khuyến cáo giúp chải răng sạch ?
  3. Làm thế nào để tôi có thể biết chắc chắn rằng hàm răng tôi đã được chải sạch ?
  4. Có những phương pháp nào giúp làm sạch vùng kẽ răng ?
  5. Chải răng có thể làm hại đến răng hay không?
  6. Bàn chải lý tưởng là gì ?
  7. Có phải tất cả các bàn chải đều có chung một kiểu thiết kế ?
  8. Loại bàn chải nào phù hợp cho trẻ em?
  9. Định kỳ bao nhiêu lâu thì thay bàn chải 1 lần ?
  10. Tôi có thể dùng chung bàn chải với thành viên khác trong gia đình hay không?
  11.  Nha sĩ khuyên bạn nên dùng bàn chải điện có phải không? 

 
1. Tại sao cần phải chải răng?

  • Chải răng hàng ngày là rất quan trọng giúp loại bỏ mảng bám răng và thức ăn dính lên răng, nó chính là nguyên nhân dẫn đến sâu răng và bệnh nha chu.
  • Chải răng và dùng chỉ nha khoa là một trong những cách phổ biến, hiệu quả giúp kiểm soát mảng bám răng.
  • Bạn cẩn phải nhận thức được rằng, sự thật là mảng bám răng luôn được hình thành liên tục trong miệng.
  • Mảng bám hình thành và không ngừng phát triển. Kiểm soát mảng bám chỉ có thể bằng cách chải răng hàng ngày.

Trở về bảng câu hỏi

 
2. Phương pháp chải răng nào được khuyến cáo dùng?

  • Chúng tôi khuyên bạn nên dùng 2 phương pháp chải răng, Cả 2 phương pháp đều giống nhau về góc độ của lông bàn chải trên răng:
    Đặt bàn chải 1 góc 45 độ hướng về phía khe lợi. Vị trí này giúp chải phía ngoài của răng 
  • Một phương pháp khác là chải răng xoay tròn một cách nhẹ nhàng.
  • Một số phường pháp khác Another technique is known as the gentle scrub method.
    • Di chuyển bàn chải theo chiều ngang với các bước tiến lùi với tần xuất ngắn.
    • Mỗi lần di chuyển bàn chải không quá chiều rộng của một răng
    • Chải lên toàn bộ các răng và toàn bộ các mặt của răng.
    • Chải mặt trong của răng với động tác lên xuống với đầu bàn chải.
    • Việc chải răng cần nhiều thời gian và kỹ lưỡng.
  • Với hàm giả tháo lắp có thể tháo ra cầm ra ngoài miệng để chải răng và làm sạch hàm giả được dễ dàng .

Click to enlarge
Toothbrush position

Trở về bảng câu hỏi

 
3. Làm sao để biết được hàm răng tôi sạch ?

  • Thuốc chỉ thị màu có thể sử dụng ngay sau khi chải răng để kiểm tra mảng bám đã được lấy bỏ .
    • Đây là viên thuốc có màu sắc rực rỡ, bạn sẽ nhai thuốc và xúc miệng ngay sau đó.
    • Nếu răng không sạch, các mảng bám màu hồng sẽ hiện trên răng. Nơi mà bạn cần phải chải răng sạch.
    • Nếu bạn chải răng kỹ lưỡng và tỷ mỉ, sẽ không thấy mảng màu nào bám trên răng.
    • Thuốc chỉ thị màu không cần phải sử dụng thường xuyên, nó chỉ mang tính chất khẳng định răng của bạn đã được làm sạch.
    • Thuốc chỉ thị có thể có nhiều màu khác nhau.
  • Răng cần phải được chải ít nhất 2 lần một ngày, tốt nhất là ngay sau khi ăn 30 phút.
  • Quan trọng nhất là chải răng vào bảo tối trước khi đi ngủ.
  • Việc chải răng không gây tổn thương lợi và chảy máu lợi. Nếu bạn gặp hiện tượng chảy máu sau khi chải răng, bạn nên đi khám nha sĩ.

Click to enlarge
After disclosing tablets
  Click to enlarge
After more brushing

Trở về bảng câu hỏi

 
4. Có những cách nào giúp làm sạch vùng kẽ răng?

  • Có rất nhiều các sản phẩm giúp làm sạch vùng kẽ răng. Chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây.
  • Việc làm sạch kẽ giữa các răng là rất  quan trọng để ngăn ngừa sâu răng và bệnh nha chu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa là một phương pháp thường được lựa chọn để làm sạch vùng kẽ răng.
  • Tại sao dùng chỉ nha khoa lại rất cần thiết.
    • Cho đến nay phương pháp dùng chỉ nha khoa là phương pháp hiệu quả nhất giúp làm sạch vùng kẽ răng.
    • Hiện có nhiều loại chỉ nha khoa khác khác nhau: such as regular floss, dental tape and super floss.
    • Loại chỉ bao gồm một thanh đỡ bằng nhựa có hình cung. Sợi chỉ nối giữa 2 đầu của cung sẽ giúp lấy đi mảng bám được dễ dàng hơn.

    Click to enlarge
    Superfloss
      Click to enlarge
    Dental tape
     
    Click to enlarge
    Floss holders
      Click to enlarge
    Regular floss

  • Dưới đây là một số mẹo nhỏ khi sử dụng chỉ nha khoa:
    • Lấy ra 30-40cm chỉ .
    • Quấn chỉ vào 2 đầu ngón tay giữa.
    • Giữ chỉ bởi mặt tron ngón tay trỏ
    • Giữ khoảng 5cm chỉ giữa 2 ngón tay.
    • Giữ sợi chỉ luôn căng trong khi thao tác.
    • Nhẹ nhàng đưa sợi chỉ đi qua điểm tiếp giáp giữa 2 răng .
    • Khi sợi chỉ đi qua kẽ răng, cọ sát lên xuống một vài lần ở mỗi bề mặt răng phía trước (phía xa răng trước) và phía sau (phía gần của răng sau).
    • Sau đó chuyển sang vùng kẽ răng khác.
    • Cẩn thận tránh làm tổn thương lợi vùng kẽ răng.
    • Cần tránh động tác đẩy mạnh chỉ nha khoa vào kẽ răng có thể làm tổn thương nướu và chảy máu lợi.
    • Nha sĩ sẽ trực tiếp hương dẫn bạn làm cách nào sử dụng chỉ nha khoa và lựa chọn loại chỉ nào tốt nhất cho bạn.
    • Cây mang chỉ tơ nha khoa sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc làm sạch, nếu bạn thấy khó khăn trong việc sử dụng theo cách truyền thống.

    Click to enlarge
    Floss on hands
      Click to enlarge
    Floss up

    Click to enlarge
    Floss down

  • Bàn chỉ kẽ (interproximal)
    • Bàn chải kẽ có hình dạng thuôn nhọn lông mềm giống như bàn chải rửa chai.
    • Chúng được sử dụng rộng rãi để làm sạch kẽ răng thưa.
    • Chúng được dính vào cán bằng nhựa và rất nhiều kích cỡ khác nhau.
    • Nên chọn loại kích cỡ chải kẽ phù hợp với bạn.
    • Nhẹ nhàng đặt chải kẽ di chuyển qua kẽ giữa răng 
    • Bàn chải kẽ phù hợp với vùng răng có khe hở rộng hậu quả của tụt lợi
    • Mức độ tụt nướu hay gặp ở tuổi trung niên, hoặc những người có bệnh về nướu ở mọi lứa tuổi.

    Click to enlarge
    Interdental brushes
      Click to enlarge
    Interdental brushing

    Click to enlarge
    Interdental brushing

  • End or single tuft toothbrushes
    • Đây là loại bàn chải chỉ với một chùm lông.
    • Chúng được sử dụng thường xuyên ở những vị thí mà bàn chải thường không tới được.
    • Loại chải này được thiết kế để làm sạch xung quang chụp, cầu răng, chỗ hở do răng xoay.

    Click to enlarge
    End tuft brush

  • Tăm nha khoa
    • Với thiết kế từ một loại gỗ mềm giống hình nềm giúp làm sạch vùng kẽ răng. Bạn có thể sử dụng ngay sau khi ăn lấy bỏ thức ăn dắt vùng kẽ .
    • Đầu của tăm nên làm ẩm và làm mềm bằng miệng trước khi sử dụng.
    • Nhẹ nhàng đưa tăm giữa các kẽ răng với phần mặt phẳng nhẵn quay về phía lợi giúp tránh gây tổn thương lợi.
    • Sau đó di chuyển ra vào nhẹ nhàng để làm sạch kẽ răng và massage nhú lợi.
    • Thức ăn dắt giữa các răng có thể được lấy ra ngoài cùng với tăm nha khoa.
    • Chúng có hiệu quả với những khoảng trống giữa các răng do bị tụt nướu.
    • Cây tăm chỉ lên sử dụng đối với trường hợp có đủ không gian để tăm chui qua được tự do dễ dàng, không cố ép nén qua vùng kẽ răng
    • Không khuyến cáo không dùng nếu thấy chảy máu lợi .
    • Không khuyến cáo dùng cho trẻ em.

    Click to enlarge
    Interdental sticks
      Click to enlarge
    Stick in use

    Click to enlarge
    Stick in use

  • Interdental rubber tip stimulators 
    • Đây là dụng cụ với đầu nhỏ làm bằng chất liệu cao su vừa với cán cầm giống cán của bàn chải 
    • Chúng được sử dụng giúp kích thích làm săn chắc nướu vùng nhú lợi ở vùng tam giác giữa 2 răng.
    • Nha sĩ của bạn hoặc Bác sĩ chuyên về nha chu sẽ khuyên bạn dùng nếu thấy cần thiết.

    Click to enlarge
    Rubber tip stimulator

  • Tăm nước hoặc thiết bị hơi áp lực
    • Bơm rửa dưới áp lực của hơi nước vào trong miệng. Chúng đặc biẹt sử dụng hiệu quả dành cho làm sạch vùng gầm cầu răng giả, và kẽ giữa răng, mắc cài chỉnh nha.
    • Tăm nước không thẻ sử dụng thay thế việc chải răng.
    • Hãy tham khảo ý kiến của Nha sĩ trước khi mua .

Trở về bảng câu hỏi

 
5. Chải răng có gây hại đến răng không ?

  • Bề mặt răng có thể bị mài mòn  nếu chải răng qua mạnh hoặc lông bàn chải quá cứng.
    • Đây là một loại của sự mất khoáng răng được gọi là mòn răng
    • Nó thường xảy ra ở vùng cổ răng ngay đường viền lợi do vị trí này men răng mỏng nhất dễ bị mòn đi nhất.
    • Phương pháp chải ngang qua các răng với bước dịch chuyển dài là nguyên nhân chính dẫn đến mòn răng. Chải răng nhẹ nhành là điều cần thiết.

Click to enlarge
Abrasion

Trở về bảng câu hỏi

 
6. Bàn chải đánh răng lý tưởng là gì?

  • Bàn chải đánh răng lý tưởng cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
    • Đầu bàn chải phải đủ nhỏ với góc lượn hợp lý để có thể đi tới được tất cả các răng.
    • The brush should be multi-tufted, and have a medium/soft texture.
    • Lông bàn chải cứng có thể gây hại cho răng nên không được khuyến cáo dùng.
    • Lông bàn chải có thể được làm bằn sợi nilon với đầu tận cùng được bo tròn.
    • Lông được làm từ vật liệu tổng hợp thay vì vật liệu tự nhiên đang ngày được ưa chuộng hơn vì lý do vệ sinh. Sợi lông từ vậy liệu tự nhiên có thể bị xốp và hấp thụ vi khuẩn.

Trở về bảng câu hỏi

 
7. Có phải tất cả các loại bàn chải đánh răng đều có thiết kế giống nhau?

  • Có rất nhiều lựa chọn khác nhau về bàn chải đánh răng:
    • Một số bàn chải có lông sắp xếp làm sao để có diện tích tiếp xúc của lông lớn nhất lên bề mặt răng.
    • Một số khác lại thiết kế phù hợp làm sạch giữa các răng và làm sạchdọc theo bờ nướu
    • Thiết kế với hàng lông bàn chải có màu trên bề mặt sẽ mờ dần khi sử dụng để báo cho biết khi nào cần thay bàn chải mới.

Click to enlarge
Toothbrush bristles
  Click to enlarge
Various toothbrushes

Trở về bảng câu hỏi

 
8. Loại bàn chải nào phù hợp cho trẻ em?

  • Loại bàn chải với đầu nhỏ được khuyên dùng, nó giúp dễ dàng chải sạch được những vùng răng sau.
  • Cán bàn chải cần thiết kế đủ độ dài và dày giúp trẻ cầm nắm dễ dàng.
  • Bàn chải đánh răng có thể dễ sửa đổi nếu gặp khó khăn với loại bàn chải thông thường.
  • Bàn chải của chẻ thường cán dễ cầm nắm với màu sắc sặc sỡ với các hình thú ngộ nghĩnh, giúp khích lệ trẻ chải răng như là một điều thú vị!

Click to enlarge
Toothbrushes for children
  Click to enlarge
Modified toothbrushes

Trở về bảng câu hỏi

 
9. Khi nào thì nên thay bàn chải đánh răng?

  • Bàn chải đánh răng nên thay đổi nếu thấy một trong số các dấu hiệu sau đây:
    • Lông bàn chải bị nát mất đi hình dạng ban đầu của chúng.
    • Lông bàn chải sẽ biến dạng khác nhau ở mỗi người do thói quen sử dụng bàn chải ở mỗi người là khác nhau do vậy cần thay bàn chải khác nếu có ai đó sử dụng bàn chải của mình.
    • Bàn chải loại bỏ mảng bám kém hơn khi bàn chải mòn cũ đi.
    • Chúng tôi khuyến cáo nên thay bàn chải cứ mỗi từ 4-6 tháng một lần.

Trở về bảng câu hỏi

 
10. Có nên dùng chung bàn chải đánh răng với thành viên khác trong gia đình?

  • Bàn chải không nên dùng chung vì có thể lây các bệnh truyền nhiễm.
    • Sử dụng chung bàn chải có thể làm lây bệnh viêm gan hoặc một số bệnh khác.
    • Các bà mẹ cũng không nên dùng chung bàn chải của họ với con cái của họ.
    • Khả năng miễn dịch bàn đầu của trẻ được mẹ truyền cho không phải là kéo dài vô hạn.
    • Bàn chải đánh răng được lưu trữ riêng biệt như là một cách phòng ngừa lây bệnh.

Trở về bảng câu hỏi

 
11. Bàn chải đánh răng điện nào được khuyến cáo sử dụng bởi nha sĩ?

  • Bàn chải đánh răng điện đã được chứng minh là hiệu quả vệ sinh răng miệng tốt và lại bỏ các mảng bám.
    • Các chức năng vận hành của bàn chải máy là hiệu quả hơn so với thao tác bằng tay để làm sạch răng.
    • Bàn chải máy được khuyến cáo sử dụng với người già, người bị bệnh khớp, người khuyết tật . Những người khó sử dụng được bàn chải thông thường.
    • Trẻ em rất thích thú khi sử dụng bàn chải máy, nó cho kết quả hàm răng sạch sẽ hơn đặt biệt ở lứa tuổi trẻ.
    • Khi trẻ lớn lên việc dùng bàn chải máy sẽ ít quan trọng hơn 
    • Nó hiệu quả với làm sạch trong chỉnh nha cố định.
    • Nên nhớ răng việc làm sạch răng thành công là giúp cho hàm răng và nướu khoẻ mạnh.
    • Bàn chải máy có thể là động lực cho những bệnh nhân không biết chải răng đúng cách.
    • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi mua.

Trở về bảng câu hỏi

“Individuals should use a fluoride dentifrice (toothpaste) daily to help prevent dental caries, and should brush and floss daily to prevent gingivitis.” – U.S. Surgeon General’s Report

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *