Răng và xương hàm

Tìm hiểu về cấu trúc của răng và xương hàm là kiến thức cần thiết, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo răng và xương hàm của mình:
  1. Răng và các thành phần của răng.
  2. Cách gọi tên răng theo vị trí.
  3. Xương hàm và khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joints / TMJ).
  4. Hình ảnh Xquang răng giúp xem bên trong răng và xương hàm

 
1. Răng và các thành phần của răng:

  • Mỗi răng có 2 thành phần chính, thân răng và chân răng.
  • Ranh giới giữa thân răng và chân răng là cổ răng nằm dưới đường viền nướu.

tooth2
Răng và xương hàm

  • Thân răng
    Đây là một phần của răng mà chúng ta nhìn thấy được ở trong miệng
    Nó được cấu trúc bởi men răng, ngà răng và tuỷ răng
    Sự thay đổi về hình dạng và kích thước dần hình thành lên răng.
    • Các răng ở phía trước (răng cửa) có có một cạnh thẳng như một công cụ để cắt thức ăn.
    • Răng nanh có cạnh dài sắc nhọn nằm giữa nhóm răng cửa phía trước và răng hàm phía sau .
    • Răng hàm nhỏ và răng hàm lớn có các kích thước lớn hơn mặt nhai có các múi rãnh.
    • Các múi răng là các điểm nhô lên trên bề mặt nhai của răng.
    • Độ rộng của múi răng ở răng hàm nhỏ và răng hàm lớn tạo lên sự khác nhau giữa chúng và các răng phía trước .
    • Răng tiền hàm có 2 múi .
    • Răng hàm lớn có 4 múi hoặc nhiều hơn.
    • 4 răng cửa phía dưới khi mới mọc cũng có 3 múi nhỏ ở rìa cắn giống như cạnh răng cưa. Các múi này mòn dần thành phẳng sau môt thời gian ăn nhai
    • 4 Răng cửa trên giai đoạn mới mọc cũng có 3 múi rất nhỏ ở rìa cắn ít rõ ràng hơn so với răng cửa hàm dưới vf sau một thời gian ăn nhai mòn dần thành một cạnh thẳng.
  • Men răng 
    • Men răng là lớp bao phủ toàn bộ thân răng rất cứng có màu màu trắng.
    • Nó định hình lên các múi và hố rãnh ở các răng cửa và răng hàm.
    • Nó thành phần cứng nhất trong cơ thể và không có dây thần kinh chi phối. do vậy mà
      các tổn thương gây sứt mẻ chỉ ở men răng thường không gây đau đớn.
    • Nó cũng không có nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng.
      Điều này đồng nghĩa là không có khả năng tự phục hồi lại như cũ nếu do tổn thương gây sứt mẻ men răng, không giống như ngà răng hoặc xương .
  • Ngà răng
    • Ngà răng ít cứng hơn so với men răng có màu kem, chiếm phần lớn khối lượng của răng.
    • Nó được che chở bởi men răng ở phần thân răng và lớp cementum ở chân răng.
    • Ngà răng vây quanh và che chở bảo vệ cho tuỷ răng nơi có thần kinh, mạch máu trong thân răng và chân răng.
    • Ngà răng có thể tự tái sinh từ hình dạng của nó để chống lại tác nhân gây đau răng:
      • Phản ứng bảo vệ sẽ sản sinh ra một lớp ngà thứ phát hình thành xuống dưới về phía buồng tuỷ.
      • Điều này xảy ra để đáp ứng lại với sâu răng, sự mài mòm răng, hoặc gãy 1 phần thân răng khi ngà răng bị lộ ra môi trường miệng.
      • Răng có thể trở nên nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, có thể cảm thấy ê buôt hoặc đau nếu ngà răng bị lộ ra với các nguyên nhân khác nhau.
  • Tuỷ răng:
    Dây thần kinh và mạch máu nằm ở trong răng được gọi là tuỷ răng.
    • Tuỷ răng nằm trọn trong lòng của răng ở trên thân răng gọi là buồng tuỷ và dưới chân răng được gọi là ống tuỷ.
    • Nếu tuỷ răng bị hở ra môi trường và nhiễm khuẩn do sâu răng hoặc chấn thương tuỷ răng sẽ chết và là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau dữ dội, Áp xe có thể có thể được hình thành ở chân răng nếu không điều trị kịp thời.
    • Răng có thể phải nhổ bỏ nếu việc điều trị tuỷ răng không được thực hiện, hoặc thực hiện không đúng cách.
  • Các chân răng
    Các chân răng là phần răng nằm trong xương ổ răng của xương hàm.
    • Các răng cửa và răng nang có một chân răng.
    • Các răng tiền hàm có một hoặc 2 chân răng.
    • Các răng hàm lớn có thể có từ 2 đến 3 chân răng hoặc nhiều hơn.
    • Mỗi chân răng có một buồng tuỷ có mạch máu và thần kinh chạy qua.
    • Chân răng phía ngoài được bao phủ bởi một lớp cementum và được giữ bởi các dây chằng nha chu.
  • Cementum
    • Cementum  là lớp phủ mỏng Calci bao bọc lấy các chân răng.
    • Nó gặp men răng ở vùng cổ răng (đường nối men cement).
    • Nó không có thần kinh chi phối.
    • Cementum bao phủ toàn bộ ngà răng ở vùng chân răng.
    • Nó là nơi bám dính của hệ thống dây chằng nha chu.
  • Màng nha chu và đay chằng nha chu Periodontal membrane or ligament
    Dây chằng nha chu bám dính giữa chân răng và xương ổ răng trong xương hàm.
    • Nó đều được chi phối và nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu, thần kinh
    • Dây chằng giống như một đệm đàn hồi giữa răng và xương hàm. Sự di động nhẹ của răng được tạo bởi sự co dãn của hệ thống dây chằng.
    • Răng không dích chặt vào xương hàm mà nó có tính đàn hồi .

Trở về đầu trang

 
2. Định danh răng và vị trí

A. Răng sữa
Định danh Vị trí

Nhóm răng trước:
A. Răng cửa giữa
B. Răng cửa bên
C. Răng nanh

Nhóm răng sau:
D. Răng hàm thứ nhất
E. Răng hàm sữa thứ 2

Children's Teeth Anatomy changed final
 
A. Răng trưởng thành
Định danh Vị trí

Răng trước:
1. Rằn cửa giữa
2. Răng cửa bên
3. Răng nanh

Răng sau:
4. Răng hàm nhở thứ 1
5. Răng hàm nhỏ thứ 2
6. Răng hàm lớn thứ 1
7. Răng hàm lớn thứ 2
8. Răng hàm lớn thứ 3 (răng khôn)

9445

Trở về đầu trang

 
3. Xương hàm và khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joints / TMJ)

  • Có 2 khớp thái dương hàm ở mỗi bên của mặt ( phải và trái ).
    • Chuyển động của xương hàm dưới là nhờ vào 2 khớp thái dương hàm.
    • Xương hàm ở phía trên hay còn gọi là xương hàm trên được liên kết với xương thái dương.
    • Xương hàm ở phía dưới hay còn gọi là xương hàm dưới.
    • Thuật ngữ “Thái dương hàm” là chỉ sự kết nối giữa 2 xương hàm này .
    • Sẽ không thể ăn nhai và phát âm nếu không có khớp nối này.

images
Jaw joint (TMJ)

  • Khớp thái dương hàm (TMJ) là một biến thể của khớp bản lề được coi như một dạng khớp trượt. Điều này giúp cho xương hàmchuyển động dưới sự hướng dẫn một cách linh hoạt sau đây:
    • Chuyển động há ngậm miệng bằng sự chuyển động của xương hàm dưới đóng hoặc mở.
    • Khi ăn nhai hoặc pháp âm, xương hàm sẽ di chuyển ra trước, ra sau, chuyển động ngang hoặc xoay tròn.
    • Ở trẻ nhỏ thường hàm chỉ chuyển động bản lề há ngậm miệng.
    • Sự chuyển động linh hoạt của khớp thái dương hàm phát triển cùng với sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn.

tmj1

Trở về đầu trang

 
4. Đọc và phân tích phim X – Quang nha khoa

X-quang nha khoa là hình ảnh thấy được bên trong của răng và xương hàm.

  • Làm thế nào để đọc và phân tích phim X quang:
    Các vật mềm thể hiện bằng màu đen, các đối tượng rắn có màu trắng trên hình ảnh phim Xquang.
  • Những gì bạn thấy màu xám/ đen trên phim có thể là:
  • Những gì bạn nhìn thấy có màu trắng / màu kem trên Xquang:
    • Là men răng.
    • Chất hàn răng bằng kim loại hoặc chụp răng sẽ có màu trắng.
    • Ngà răng trên hình ảnh có màu trắng kem.
  • Xương có hình ảnh màu xám với các đốm trắng, nó có một vòng trắng mịn tạo thành bờ rìa bao quanh lấy chân răng.

6_0010
Minh hoạ hình ảnh Xquang
mô tả răng và các thành phần của răng 

 2_0060
Hình ảnh Abscess quanh chóp răng
(vùng màu đen)

Trở về đầu trang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *