Bệnh nghiến răng

Bệnh nghiến răng khi ngủ là một tật khá phổ biến đối với cả người lớn và trẻ em. Vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống nên khi mắc phải tật này nhiều người lại suy nghĩ đơn giản đã dẫn đến nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân, tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ đóng một vai trò rất quan trọng.

  1. Bệnh nghiến răng là gì ?
  2. Dấu hiệu và triệu chứng của nghiến răng?
  3. Tác hại của bệnh nghiến răng
  4. Nguyên nhân của bệnh nghiến răng?
  5. Điều trị bệnh nghiến răng như thế nào?
    Hàm chống nghiến giúp điều trị nghiến răng như thế nào?
  6. Bác sĩ điều trị mòn răng do bệnh nghiến răng như thế nào?

 
1. Bệnh nghiến răng là gì?

  • Bệnh nghiến răng là thói quen vô thức không chủ động bởi sự cọ sát, nghiến, siết chặt quá mức giữa hai hàm răng. Người bệnh mắc phải thường không biết và không thể tự dừng được thói quen này.
    • Nghiến răng có thể xuất hiện trong khi ngủ hoặc có thể là cả ngày.
    • Nghiến răng hay gặp những người làm việc căng thẳng, áp lực.
    • Bệnh nghiến răng ảnh hưởng đến răng, cơ, khớp thái dương hàm, và gây biến đổi khuôn mặt.

Trở về bảng câu hỏi

 
2. Dấu hiệu và triệu chứng của nghiến răng là gì?

  • Mặt răng mòn quá mức xảy ra do bệnh nghiến răng làm mất đi cấu trúc bình thường của răng. Dưới đây là một số triệu chứng gặp phải:
    • Các răng trở nên mòn và ngắn hơn, Thuật ngữ nha khoa được gọi là mất đi tổ chức cứng của răng
    • Mặt nhai răng trở nên phẳng lộ ra màu trắng đục hoặc màu vàng của ngà răng.
    • Nếu bệnh nghiến răng không được điều trị, răng có thể mòn đến ngang với bề mặt lợi.
    • Răng có xu hướng nứt vỡ với các mảnh nhỏ là kết quả của mài mòn răng.
    • Đau nhẹ có thể xuất hiện ở các cơ và khớp nhai vào buổi sáng sau khi ngủ dạy.
    • Ăn nhai có thể đau do chuyển động hàm bị hạn chế.
    • Răng trở nên ê buốt (nhạy cảm), đau và lung lay. Sau khi răng bị mòn nhiều hoặc gãy vỡ gây ra bởi nghiến răng.
    • Việc mòn nhiều răng hàm sẽ làm thay đổi kích thước tầng mặt dưới làm khuôn mặt thay đổi.
    • Nếp nhăn sẽ dần xuất hiện ở khoé miệng .
    • Bệnh nghiến răng có thể làm cho khối cơ cắn phát triển quá mức biểu hiện má 2 bên phồng to.
    • Âm thanh của nghiến răng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người khác

moderate-tooth-wear
bệnh nghiến răng
mức độ nặng
  moderate-tooth-wear
Bệnh nghiến răng
mức độ trung bình
  mild-tooth-wear
Mòn răng sinh lý
theo lứa tuổi

Trở về bảng câu hỏi

3. Tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ

  • Về giao tiếp: Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.
  • Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.
  • Dẫn đến các bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời: Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng,…
  • Khiến bạn trông già hơn: Tật nghiến răng diễn ra thường xuyên sẽ làm răng bị mòn làm giảm kích thước tầng dưới mặt, do đó trông bạn sẽ già hơn rất nhiều.
  • Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.
  • Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ,…

    Trở về bảng câu hỏi

 
4. Nguyên nhân của bệnh nghiến răng?

  • Do stress: Bạn lo lắng, hồi hộp thái quá, thần kinh căng thẳng, chịu nhiều áp lực trong công việc và trong cuộc sống cũng là nguyên nhân hình thành nên tật nghiến răng khó chịu này đấy.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn, bố mẹ, ông bà đã từng mắc phải chứng bệnh này thì nguy cơ bạn cũng mắc phải cao hơn.
  • Do sốc tâm lý: Có nhiều sự kiện diễn ra ban ngày khiến bạn quá bất ngờ, gây sốc nặng về tâm lý cũng khiến bạn bị nghiến răng khi ngủ vào ban đêm.
  • Do một số bất thường trong giấc ngủ: như gặp phải ác mộng, không gian ngủ có những tác động không tốt.
  • Do khớp cắn không bình thường, răng mất, răng mọc không đều.
  • Do chức năng ở hệ thần kinh trung ương trong cơ thể bị rối loạn.
  • Trẻ em bị suy dinh dưỡng, người già sức khỏe yếu, người bị thiếu hụt canxi trong cơ thể.
  • Uống nhiều rượu, đồ uống có cồn, cà phê, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Bệnh nhân đang mắc một số bệnh có thể dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ: viêm nha chu, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương hàm, suy nhược thần kinh…
  • Bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc mà tác dụng phụ của nó gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ: Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc trị suy nhược cơ thể,…
  • Bệnh nhân mắc chứng tâm thần, bại não

Trở về bảng câu hỏi

 
5. Điều trị bệnh nghiến răng như thế nào?

  • Bệnh nghiến răng có thể điều trị bằng nghiệp pháp tâm lý bởi bác sỹ tâm lý hoặc dùng thuốc.
    • Các nguyên nhân nghiến răng do tâm lý được diều trị bởi các nhà tâm thần học và Bác sĩ 
    • Sửa đổi hành vi nghiến răng thông qua việc hướng dẫn rèn luyện thư dãn.
  • Việc điều trị nha khoa cho tật nghiến răng là ngăn chặn không cho mòn thêm răng và sửa chữa, phục hồi lại những răng bị mòn.
  • Việc điều trị dự phòng là đeo máng chống nghiến.
    • Máng chống nghiến có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng của bệnh nghiến răng:
    • Máng chống nghiến không điều trị được nguyên nhân bệnh nghiến răng, nhưng nó giúp bảo vệ răng không bị hư hại thêm.
    • Máng chống nghiến giúp ngăn chặn hàm trên và hàm dưới trượt nên nhau.
    • Hàm chống nghiến cũng giúp làm giảm các triệu chứng đau khớp thái dương hàm do bệnh nghiến răng gây ra.

Click to enlarge
Hàm chống nghiến + mẫu hàm
  Click to enlarge
Hàm chống nghiến
Click to enlarge
Hàm chống nghiến
khi đeo trong miệng
  Click to enlarge
Bản cắn bằng nhựa

nightguard

Trở về bảng câu hỏi

 
6. Nha sĩ điều trị mòn răng do hậu quả của bệnh nghiến răng như thế nào?

  • Trường hợp nghiến răng dẫn đến mòn răng nặng thì việc phục hồi lại răng là cần thiết:


Click to enlarge

Trước khi điều trị
 

Click to enlarge
Sau khi điều trị
phục hồi bằng mão răng

“Habitual grinding and/or clenching teeth are forms of abnormal behaviour. Individuals may be aware of the habits during the day, but often they occur at night during sleep.” – U.S. Surgeon General’s Report

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *