Sâu răng là gì ? Câu hỏi thường gặp của nhiều bạn. Có phải thực sự có con sâu ở trong răng hay không như một số lời đồn trong dân gian? Sâu răng gây hậu quả gì? Cách điều trị và ngăn ngừa sâu răng như thế nào?
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: ” Sử dụng Fluoride có tác dụng ngăn ngừa sâu răng” . ” Trên 50% trẻ từ độ tuổi 5-9 có ít nhất một xoang sâu, tăng tới 78% trong khoảng độ tuổi 17 ”
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về sâu răng qua các câu hỏi thường gặp:
- Sâu răng là gì?
- Nguyên nhân nào dẫn đến sâu răng?
- Cao răng, mảng bám là gì ?
- Sâu răng phá huỷ răng như thế nào ?
- Dấu hiệu của sâu răng?
- Làm thế nào Nha sĩ phát hiện ra sâu răng ?
- Sâu răng hay gặp ở vị trí nào nhất ?
- Tại sao việc chải răng và dùng chỉ nha khoa là cần thiết ?
- Biện pháp nào giúp bạn ngăn ngừa sâu răng ?
- Làm thế nào để điều trị sâu răng?
- Bảng phân loại các nguyên nhân đau răng?
1. Sâu răng là gì?
- Sâu răng là bệnh lý phá huỷ răng .
- Sâu răng có thể dẫn đến hậu quả mất răng nếu không điều trị.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến sâu răng?
- Răng sâu thường do vi khuẩn có trên cao răng.
- Vi khuẩn được nuôi dưỡng bởi đường, thức ăn chuyển hoá thành Acid. Đây là nguyên nhân phá huỷ rằng.
3. Màng vi khuẩn, mảng bám và cao răng là gì?
- Mảng bám răng là một màng mỏng được tạo bởi vi khuẩn và thức ăn bám dính lên bề mặt răng.
- Mảng bám không thể lấy đi bằng cách xúc miệng, có thể làm sạch mảng bám bằng chải răng, chỉ nha khoa và lấy cao răng.
- Mảng bám là nguyên nhân dẫn đến sâu răng và bệnh chu.
- Các mảng bám bám lâu ngày trên răng, nó là nguy cơ chính dẫn đến các bệnh nha chu.
- Nếu mảng bám không được lấy bỏ, nó sẽ chuyển thành cứng hơn và trở thành cao răng
- Cao răng chỉ có thể lấy bỏ bởi Bác sĩ nha khoa hoặc Vệ sinh viên nha khoa, nó không thể lấy bở được bởi chải răng thông thường.
- Chế độ ăn mềm, dính và nhiều carbohydrate (đồ uống có đường ) giúp dễ hình thành mảng bám răng.
4. Sâu răng phá huỷ răng như thế nào?
- Đầu tiên lớp men răng bao phủ ngoài cùng của răng sẽ bị phá huỷ .
- tiếp đến là lớp ngà răng bị phá huỷ, lớp này thường bị phá huỷ rộng hơn.
- Cuối cùng sâu răng nếu không được điều trị có thể thâm nhập đến tuỷ răng, nơi có nhiều thần kinh, mạch máu nuôi dưỡng răng.
Spread of decay |
5. Các triệu chứng của sâu răng ?
- Triệu chứng của sâu răng phụ thuộc vào vị trí, mức độ xâm lấn mất tổ chức của răng .
- Sâu răng thường có triệu chứng ê buốt nhẹ nếu tổn thương mới chỉ ở mem răng.
- Khi sâu răng tiến triển đến lớp ngà răng, đau có thể xuất hiện khi ăn, uống đồ ăn ngọt .
- Khi sâu răng tiến triển sâu hơn, sự nhạy cảm có thể rõ hơn khi uống nước nóng hoặc lạnh.
- Việc đau khi ăn uống đồ ăn nóng là dấu hiệu đã có sự tác động của sâu răng gây nhiễm khuẩn đến mạch máu và thần kinh của tuỷ răng. Có thể dẫn đến viêm tuỷ răng.
Xem thêm ở mục 11 để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu đau răng và nguyên nhân
6. Làm thế nào để Nha sĩ phát hiện ra sâu răng?
- Nha sĩ sử dụng một dụng cụ nha khoa đặc biệt để tìm kiếm các vị trí sâu răngThe dentist uses a special fine explorer instrument to discover cavities that have developed.
- Thăm khám nha khoa thông thường ( khám răng định kỳ), nha sĩ sẽ chụp phim X- quang để phát hiện sớm các tổn thương sâu răng sớm. Hình ảnh trên phim Xquang giúp phát hiện các vị trí sâu răng không thể phát hiện được nếu khám thông thường.
- Các đốm trắng xuất hiện trên răng có thể là dấu hiệu sâu răng sớm.
Illustration of x-ray showing decay |
7. Sâu răng hay gặp ở vị trí nào trên răng nhất ?
- Mặt nhai của các răng sau ( răng hàm ) có cấu tạo nhiều các hố rãnh, là nơi dễ lắng đọng thức ăn hình thành mảng bám và cao răng.
- Vị trí mặt răng nơi tiếp giáp giữa hai răng cũng là nơi dễ dắt thức ăn dễ tạo điều kiện sâu răng
- Sâu răng có thể xuất hiện quanh vị trí chất hàn răng cũ bị hỏng.
- Sâu răng cũng có thể gặp cổ răng ở tương ứng ngang đường viền lợi .
8. Tại sau chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên là cần thiết?
- Mảng bám răng có thể dễ dàng lấy đi nhưng nó cũng dễ dàng hình thành trở lại ngay sau khi chải răng.
Điều này giả thích tại sao phải thường xuyên chải răng và dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám răng hình thành trên răng.- Chải răng giúp lấy mảng bám trên bề mặt răng nơi mà chúng ta có thể nhìn thấy được .
- Chỉ tơ nha khoa giúp lấy bỏ mảng bám hình thành ở vùng tiếp giáp giữa 2 răng, nơi mà chải răng không thể lấy bỏ đi được.
9. Có những biện pháp nào giúp ngăn ngừa sâu răng?
- Việc chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà hoặc định kỳ tại Nha khoa cùng điều chỉnh chế độ ăn giúp ngăn ngừa được sâu răng.
- Chăm sóc tại nhà và vệ sinh răng miệng
- Duy trì việc chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách:
- Chải răng ít nhất 2 lần một ngày sau bữa sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách sẽ loại bỏ thức ăn, mảng bám ở giữa kẽ các răng mà chải răng không thể lấy đi được.
- Một số loại bàn chải, hoặc thiết bị đặc biệt được Nha sĩ khuyên dùng sẽ giúp bạn làm sạch những vùng trong miệng khó làm sạch.
- Nha sĩ cũng có thể giới thiệu cho bạn một số bàn chải máy hoặc bàn chải siêu âm giúp loại bỏ mảng bám răng.
- Việc làm sạch răng bằng thuốc chải răng và nước xúc miệng có chứa Fluoride hàng ngày sẽ giúp cho men răng thêm cứng chắc và gia tăng sức đề kháng lại sâu răng. Fluorride cũng giúp ngừng quá trình tiến triển của sâu răng ở giai đoạn sớm.
- Chăm sóc chuyên nghiệp.
- Nên đi khám răng định kỳ mỗi năm 2 lần.
- Mỗi lần khám định kỳ, Nha sĩ sẽ khám, kiểm tra và làm sạch răng của bạn .
- Nha sĩ sẽ khám, phát hiện và điều trị sớm các răng sâu và bệnh nha chu giúp ngăn ngừa các tôn thương nặng
- Chụp X- Quang sẽ giúp Nha sĩ phát hiện các dấu hiệu sớm của tổn thương sâu răng.
- Trám bít hố rãnh trên bề mặt răng bằng sealants có thể ngăn ngừa sâu răng.
- Áp Fluoride lên răng được thực hiện với sự kiểm soát của Nha sĩ giúp ngừa sâu răng.
Before sealants | After sealants |
- Kiểm soát chế độ ăn
- Giảm chế độ ăn nhiều tinh bột và đồ uống có ga.
- Trong đó bao gồm chế độ ăn có đường, bánh, kẹo và đồ uống.
- Các đồ uống có chứa acid, đồ uống có ga ngay cả trong đồ uống ăn kiêng cũng gây hại cho răng của bạn.
- Các đường có nguồn gốc tự nhiên có trong hoa quả, rau xanh, nước ép tươi có lợi ichs hơn .
Xem thêm bài Vệ sinh răng miệng, chế độ ăn và sâu răng, Trám bít hố rãnh và Fluoride.
10. Răng sâu được điều trị như thế nào?
- Hầu hết các trường hợp sâu răng đểu có thể được điều trị khỏi
- Các trường hợp sâu răng sớm cũng dễ dàng điều trị hơn, đầu tiên là loại bỏ tổ chức sâu răng sau đó trám lấp, phục hồi lại bằng vật liệu trám răng.
- Các trường hợp sâu răng lớn đôi khi phải trám phục hồi bằng Inlay hoặc chụp răng (mão răng).
- Thậm trí nếu tổ chức sâu răng thâm nhập đến tuỷ răng răng đó vẫn có thể được cứu chữa. Răng đó sẽ chết tuỷ sau khi được điều trị tuỷ răng và phục hồi thân răng .
Xem thêm Phục hồi răng
11. Đau răng / Bảng phân loại đau. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau
Tính chất cơn đau + = Mức độ nhẹ ++ = Mức độ trung bình +++ = Mức độ nặng | Chú thích: Acute = phát triển nhanh, cấp tín Apical = Cuống răng, chóp răng Chronic = hình thành chậm, mãn tính Periodontal = tổ chức quanh răng Pulp = Mạch máu & thần kinh tuỷ răng |