Hiệp hội các bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ khuyến cáo rằng mọi trẻ em nên khám chỉnh nha vào khoảng thời điểm từ 6 tuổi. Hầu hết trẻ em sẽ không cần điều trị sớm; tuy nhiên, Bác sĩ sẽ có thể phát hiện sớm những sai lệch về sự phát triển răng hàm mặt, cũng như phát hiện những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển răng mặt của trẻ. Ngoài ra sẽ thông tin cho cha mẹ trẻ biết thời điểm nào là thời điểm tối ưu để can thiệp điểu trị chỉnh nha cho trẻ để đạt được kết quả mong muốn. Tại những lần khám này, Nha sĩ sẽ theo dõi tình trạng mọc răng và sự phát triển xương của con có thể cần chụp X-quang nếu cần thiết. Nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn những vấn để của con mình, những vấn đề gì cần phải điều trị sớm cũng như những vấn đề nào cần điều trị sau khi trẻ lớn hơn.
- Tiền chỉnh nha là gì?
- Tại sao cần phải tiền chỉnh nha cho trẻ?
- Thời gian nào phù hợp để tiền chỉnh nha cho trẻ ?
- Có những phương pháp điều trị tiền chỉnh nha gì cho trẻ?
Là phương pháp điều trị chỉnh nha sớm cho trẻ
- Đây là phương pháp nắn chỉnh lại vị trí và hướng trục của răng, định hướng sự phát triển của xương hàm cân đối, hàm răng đều đẹp, khớp cắn đúng
2. Tại sao phải tiền chỉnh nha cho trẻ ?
- Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và răng miệng và hàm mặt, can thiệp giai đoạn này có nhiều thuận lợi do xương hàm đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ do vậy sẽ dễ dàng can thiệp nong hàm hay thu hẹp hàm theo đúng mong muốn, giúp tạo điều kiện cho răng mọc được đều đặn, hạn chế tối đa được nhổ răng để niềng răng sau này
- Với những trường hợp hô, móm do xương hàm thì tiền chỉnh nha có thể tránh được phẫu thuật xương hàm sau này thi trưởng thành
- Giúp trẻ tăng khả năng đạt được khớp cắn đúng hoàn chỉnh hơn do đang trong giai đoạn phát triển xương, khớp giúp dễ dàng đạt được khớp cắn đúng
- Tiền chỉnh nha cũng giúp phát hiện các thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của răng hàm mặt của trẻ như: thói quen mút môi, thở miệng, mút ngón tay, đẩy lưỡi….
- Loại bỏ được những lệch lạch do trẻ mất răng sữa sớm gây ra
- Rút ngắn được thời gian điều trị chỉnh nha nếu cần phải điều trị chỉnh nha giai đoạn 2 khi trẻ lớn hơn.
3. Thời gian nào phù hợp bắt đầu điều trị chỉnh nha cho trẻ
- Thường cha mẹ trẻ thường suy nghĩ đợi đến thời điểm trẻ thay hết răng mới bắt đầu đưa trẻ đi nắn chỉnh răng, đây là quan điệm chư đúng
- Ở độ tuổi từ 1-6 tuổi là giai đoạn răng sữa, bố mẹ cần quan tâm đến vệ sinh răng miệng cho con để tránh con không bị mất răng sớm, do răng sữa ngoài vai trò giúp trẻ ăn nhai, còn giúp sự phát triển khuôn mặt hoài hòa và giữ chỗ cho răng vình viễn mọc sau này, Việc phát hiện và ngừa các tật xấu cũng rất quan trọng như tật mút ngòn tay, ngậm ti giả …. có thể liên hệ nha sĩ để hướng dẫn cách điều trị nếu phát hiện các thói xấu xuất hiện từ giai đoạn này
- Độ tuổi bắt đầu đi khám chỉnh nha nên bắt đầu từ 6 hoặc 7 tuổi thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng số 6 hay thay răng cửa sữa đầu tiên.
- Thời điểm trẻ từ 6 – 12 tuổi là thời điểm răng và xương hàm có sự thay đổi nhiểu nhất, thời điểm này trẻ hay có những thói quen xấu như mút ngón tay, đảy lưỡi, thở miệng, mút môi, hay nhữn bệnh về hô hấp như viêm mũi họng ảnh hưởng đến đường thở của trẻ dẫn đến sự sai lệch khi phát triển xương hàm gây ra các hậu quả nghiêm trọng như hô, móm, lệch mặt, khớp cắn hở, cằm lùi…
- Trong một số trường hợp đặc biệt, Nha sĩ sẽ phải chụp phim Xquang giúp đo đạc các thông số từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn thời điểm nào can thiệp điều trị là phù hợp
4. Có những phương pháp điều trị tiền chỉnh nha nào cho trẻ?
- Hàm tiền chỉnh nha (chỉnh nha dự phòng)
- Có thể tiến hành điều trị bắt đầu từ trẻ 3 – 8 tuổi, đây là giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp
- Điều trị trong giai đoạn này nếu bố mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường như hàm hô, móm, răng thay lệch lạc, khớp cắn ngược, khớp cắn hở…
- Phát hiện con có những thói quen xấu : mút ngón tay, nghiện ngậm ti giả, thở miệng đẩy lưỡi…
- Giai đoạn này thường Nha sĩ sẽ tư vấn cho trẻ dùng hàm trainer để điều trị.
- Hàm trainer có nhiều loại khác nhau điều trị cho từng trường hợp lệch lạc khác nhau, do vậy bố mẹ không nên tự ý mua về đeo cho trẻ.
- Chỉnh nha bằng hàm tháo lắp
- Chỉnh nha tháo lắp thường được bắt đầu từ độ tuổi từ 8-12 tuổi. Đây là giai đoạn răng hỗn hợp, các răng sữa đang dần bị thay thế bởi răng vĩnh viễn
- Khí cụ hàm tháo lắp đưcọ thiêt kế riêng cho trẻ bởi Bác sĩ và chế tác bởi bằng kỹ thuật viên nha khoa. Cấu tạo bồm một nền hàm và các thanh, cung kim loại tác động di chuyển răng về vị trí mong muốn
- Hàm nong tháo lắp cũng có tác dụng kích thích, nong hàm hoặc điều chỉnh xương hàm sao cho cân đối
- Khí cụ Twinblock: Điều chỉnh kích thích sự phá triển xương hàm dưới, giúp đẩy xương hàm dưới ra trước
- Khí cụ Headgear: Trong trường hợp trẻ có biểu hiện ngoài mặt là hô, Head Gear sẽ giúp hạn chế sự tăng trưởng của xương hàm điều chỉnh lại sự sai lệch về kích thước giữa xương hàm trên và xương hàm dưới trong quá trình tăng trưởng.
- Khí cụ Facemask : Ngược lại với hàm headgear, hàm facemask dùng để kéo hàm trên ra trước để cho hàm trên nằm ngoài tạo khớp cắn đúng. Bình thường, hàm facemask cũng nên được đeo khoảng 12 giờ một ngày.
- Khí cụ Twinblock: Điều chỉnh kích thích sự phá triển xương hàm dưới, giúp đẩy xương hàm dưới ra trước
- Khí cụ nới rộng cung răng: Một số hàm răng của bé bị hẹp, khí cụ này có thể nới rộng cung răng của bé.
- Khí cụ Wilson hoặc Quad-Helix: Các tác dụng nới rộng cung hàm, áp dụng cho trường hợp cung hàm hẹp, không đủ chỗ cho răng mọc đều đặn
- Activator/Monoblock: Khối nhựa acrylic giữa cung hàm dưới tác động để duy trì sự tách rời theo chiều đứng được xác định bởi dấu cắn làm khí cụ. Nhựa acrylic ngăn không cho các răng mọc và có thể được mài để cho phép mọc chọn lọc. Ngăn cản sự mọc của răng cối trên và cho phép sự mọc răng cối dưới. Răng trước hàm trên và hàm dưới được gắn cung môi để giảm thiểu sự nghiêng. Nhựa acrylic giữa hai cung răng là toàn bộ để ngăn sự thở miệng và thúc đẩy thở qua mũi. Miếng nhựa giữa mô mềm và cung răng để cho phép nới rộng theo chiều ngang các răng sau khi tương quan trước-sau đã được chỉnh sửa.
- Khí cụ nới rộng cung răng: Một số hàm răng của bé bị hẹp, khí cụ này có thể nới rộng cung răng của bé.
- Chỉnh nha cố định:
- Khí cụ 2×4 : Là khi cụ cố định giúp điều chỉnh sắp xếp lại lệch lạc cho nhóm răng trước:
- Chỉnh nha cố định:
- Chỉnh nha giai đoạn này khi răng còn lệch lạc, khớp cắn chưa đúng
- Phương pháp này thường áp dụng cho trẻ từ 12 trở nên khi răng sữa đã thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn
- Khí cụ 2×4 : Là khi cụ cố định giúp điều chỉnh sắp xếp lại lệch lạc cho nhóm răng trước:
Điểm khó khi chỉnh nha cho trẻ em là sự hợp tác điều trị của trẻ, từ việc đeo đúng, đủ thời gian, vệ sinh răng miệng kỹ khi điều trị. Bởi trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của điều trị và vệ sinh răng miệng. Lỗi thường gặp là quên không đeo hàm, làm mất hoặc gãy hỏng hàm chỉnh nha, quên vệ sinh răng miệng dễ dẫn đến sâu răng . Do vậy cần có sự hợp tác của cha mẹ trẻ trong việc giáo dục trẻ hợp tác kiểm tra kiểm soát vệ sinh răng miệng cho trẻ