Cấp cứu nha khoa

Cấp cứu nha khoa là gì ? Cấp cứu nha khoa là điều trị khẩn cấp những trường hợp chảy máu,  đau răng, tại nạn chấn thương làm cho bệnh nhân căng thẳng và đau đớn. Chúng có thể làm gián đoạn hoặc giảm hiệu quả công việc của bệnh nhân, đôi khi làm bạn thiếu tự tin khi giao tiếp. Các trường hợp khẩn cấp có thể xuất phát từ răng sâu đến chấn thương răng. Không nên xem nhẹ những vấn đề đó mà nên tìm cách điều trị khẩn ngay lập tức. Những cơn đau răng nghiêm trọng do nhiễm trùng đôi khi có thể gây sưng tấy lan lên  mắt hoặc chèn ép  vào đường thở và điều này có thể cản trở tầm nhìn hoặc hô hấp nguy hiểm đến tính mạng, cần phải cấp cứu y tế

1. Cấp cứu do chảy máu:

  • Chảy máu lợi răng: Thông thường là do viêm lợi, viêm nha chu
    • Tình trạng vệ sinh răng miệng kém
    • Lợi quanh cổ răng nề đỏ, sưng tấy chạm vào dễ chảy máu
    • Có Cao răng (vôi răng) dưới lợi
    • Tình trạng vệ sinh răng miệng kém trên nền bệnh nhân máu khó đông hoặc đang dùng thuốc chống đông
    • Xử trí :
      • Nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém: lấy vôi răng, rửa oxy già, chấm thuốc chống viêm tại chỗ, có thể kết hợp với điều trị laser cầm máu và chống viêm
      • Bệnh nhân rối loạn đông máu hoắc dùng thuốc chống đông máu: cần chuyển cấp cứu khoa huyết học để điều trị
  • Chảy máu ổ răng sau nhổ răng :
      • Là một cấp cứu thường gặp, sau khi nhổ răng 2 – 3 giờ mà máu vẫn chảy từ ổ nhổ răng
      • Bình thường sau nhổ răng Bác sĩ sẽ cho bạn cắn gạc sạch ở vị trí răng nhổ và khuyên bạn nhổ bỏ gạc sau từ 15 đến 30 phút, trườm lạnh vào vùng má tương ứng với vị trí răng nhổ. Sau khi nhổ bỏ gạc vị trí ổ răng sẽ hình thành cục máu đông để giúp cầm máu vị trí răng nhổ, khi đó bạn không nên xúc miệng quá mạnh, không được ăn hoặc uống đồ nóng sẽ làm bong hoặc tan cục máu đông sẽ dễ gây chảy máu. Bình thường sau khi nhổ răng 2-3 ngày khi nhổ nước bọt sẽ lẫn máu mầu hồng nhạt là bình thường 
      •  Nếu sau khi nhổ  gạc bạn vẫn thấy chảy máu, khi đó bạn lấy thêm gạc sạch cắn chặt và liên lạc ngay với Bác sĩ để được hướng dẫn các xử trí 

2. Đau Răng 

    • Đau do viêm tuỷ răng cấp tính: Xuất phát từ vị trí răng bị sâu lớn  cơn đau biểu dữ dội, lan lên đỉnh đầu, lan ra sau tai, đau theo nhịp mạch, đau nhiều về đêm, đau tăng khi uống nước lạnh.
      • Xử trí: Ngậm nước ấm, uông thuốc giảm đau và đến ngay nha sĩ để xử trí, Tại phòng khám nha sĩ sẽ tiến hành gây tê mở tuỷ răng giúp giảm áp lực trong buồng tuỷ do viêm khi đó triệu trứng đau sẽ hết 
    • Đau do viêm quanh chóp cấp:
        • Dấu hiệu lâm sàng Tại vị trí Răng đã điều trị tuỷ hoặc đã từng đau do viêm tuỷ, hoặc răng đã trám do sâu răng 
              – Đau tự phát, liên tục, càng lúc càng gia tăng
              – Cảm giác răng trồi lên
              – Đau nhiều khi ăn nhai hoặc chạm vào răng đối diện
        • Xử trí: Uống thuốc giảm đau và đến ngay nha sĩ để xử trí, Tại phòng khám nha sĩ sẽ tiến mở tuỷ răng làm sạch giúp dẫn lưu giảm áp lực vùng chóp răng khi đó triệu trứng đau sẽ hết

3. Đau không do răng

    • Đau do viêm lợi , áp xe lợi:
      • Biểu hiện Sưng đau vùng lợi viêm đỏ dễ chảy máu, hoặc  trường hợp áp xe sưng tấy phồng lên, sờ nắn đau tăng lên, có thể kèm theo sốt có thể sưng phông ngoài má tương ừng vị trí lợi sưng
      • Xử trí: Xúc miệng bằng dung dịch sát khuẩn, có thể sử dụng thuốc giảm đau, đến ngay phòng khám nha khoa để xử trí, khi đó nha sĩ sẽ dựa vào tình trạng viêm tại chỗ để xử trí cho bạn sử dụng đơn thuốc trước hoặc chích tháo mủ ổ áp xe sẽ giúp bạn hết đau.
        Cảnh báo: Bệnh áp xe răng ở trẻ có thể khiến bé tử vong - Wiki sống khỏe 
    • Đau do viêm quanh thân răng số 8 ( Biến chứng răng khôn
          • Biểu hiện sưng nền lợi vùng răng trong cùng hàm trên hoặc hàm dưới, khó há miệng, nuốt đau, có thể sưng vùng má vị trí góc hàm sờ nắn đau 
          • Xử trí: Khám nha sĩ ngay để xử trí, khi đó Nha sĩ tuỷ theo mức độ viêm mà có hướng xử trí khác nhau: Đơn thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau; trích áp xe dẫn lưu mủ ổ viêm, cắt lợi chùm, nhổ răng khôn.
    • Đau do viêm dây thần kinh số V: 
            • Cơn đau đột ngột, như điện giật kéo dài vài giây đến vài phút, thường ban ngày. Cơn đau thường tự phát.
            • Mỗi ngày có thể xuất hiện một đến nhiều cơn đau. Mỗi đợt đau kéo dài vài ngày, vài tuần, vài tháng ; xen kẽ có thời gian không đau, cơn đau có xu hướng nặng theo thời gian. Đau tại vùng chi phối của dây TK số 5, tập trung ở một điểm hoặc lan rộng
            • Xử trí: Cần khám nha sĩ, khi đó tuỳ theo mức độ đánh giá trên lâm sàng nha sĩ xác định được đúng nguyên nhân và vị trí nhánh dây thần kinh bị viêm để đưa ra hướng điệu trị từ nhẹ đến nặng tuỳ mức độ : Sử dụng thuốc điều trị nội khoa, tiêm phong bế thần kinh, phẫu thuật cắt nhánh dây thần kinh bị viêm.

4. Chấn thương răng :

  • Nguyên nhân
        – Do tai nạn 
        – Do nhổ răng nhấm
       – Khi ăn nhai gặp vật cứng
  • Lâm sàng và xử trí
    • Sai khớp răng không hoàn toàn
      • Răng bị di chuyển 1 phần khỏi vị trí trong ổ răng (trồi, lún, ra ngoài, vào trong)
      • Xử trí : Đến ngay cơ sở y tế nha khoa gần nhất , tại đó Nha sĩ sẽ tiến hành:
        • Nắn răng trở về vị trí cũ, cố định với các răng bên cạnh bằng cách buộc chỉ thép liên kết răng – răng (buộc số 8 hoặc hình thang) hoặc buộc cung tiguerstedt hoặc nẹp composite
        • Theo dõi tình trạng tủy sau 1 tháng
    • Sai khớp răng hoàn toàn:
      • Răng rơi hoàn toàn ra khỏi ổ răng
      • Xử trí:
        •  Ngay lập tức tìm lại răng cho ngay vào rong hộp sữa tươi không đường lạnh, chú ý không được cầm vào phần chân răng. Ngay lập tức đến Phòng khám nha gần nhất
        • Tại phòng khám nha: Bác sĩ sẽ tiến hành xử lý răng bị rơi ra khỏi ổ và tiến hành cắm lại vào ổ răng cố định lại bằng nẹp composite và hẹn tái khám định kỳ để theo dõi và điều trị tuỷ răng vào thời điểm thích hợp
           
    • Gãy thân răng :  tùy theo từng trường hợp mà Nha sĩ sẽ xử trí khác nhau
      • Diện gãy chưa chạm vào tủy răng sẽ được chữa như 1 răng sâu ngà, trám bằng composite
      • Diện gãy sát tủy răng: che tủy, trám composite hoặc làm chụp răng
      • Diện gãy hở tủy răng : nếu bệnh nhân đau nhiều cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, gây tê để điều trị lấy tuỷ răng
    • Gãy chân răng : tùy theo từng trường hợp mà Nha sĩ sẽ xử trí khác nhau
      • Gãy thấp 1/3 chóp : Phẫu thuật cắt chóp và điều trị tủy
      • Gãy > 1/3 chóp: nhổ răng làm răng giả 

5. Chấn thương mô mềm

  • Chấn thương rách mô mềm:
    • Thường hay gặp ở môi, má , lưỡi do tai nạn
    • Xử trí:
      • Ngay lập tức rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, dùng gạc sạch tạo áp lực ép lên vết thương đang chảy máu, có thể phụ trợ bằng túi trườm lạnh thêm phía ngoài giúp cầm máu
      • Cần phải đến Nha sĩ để vệ sinh vết thương và khâu lại vết rách
  • Chấn thương bầm tím tụ máu:
    • Thường và đập vào vật đầu tù
    • xử trí : Ngay lập tức dùng túi trườm lạnh vào vị trí bầm tím, có thể dùng thêm thuốc chống viêm giảm phù nề 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *