Che phủ chân răng bằng kỹ thuật đường rạch bán nguyệt cải tiến

Dr. Maged Iskaros ; DR. Sejndi Rusi

Tổng quan

 Tụt lợi và thiếu mô sừng hóa là vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả phục hình và thẩm mỹ. Tụt lợi được điều trị bằng các phương pháp: di chuyển vạt, ghép mô liên kết, ghép vạt từ phía bên, ghép vạt có cuống, hướng dẫn tái sinh mô. Những quy trình trên thường kéo dài, cần di chuyển mô ghép và ít nhận được sự chấp nhận của bệnh nhân do đau sau phẫu thuật. Kỹ thuật “Semilunar incision” đã được Dr. Dennis Tarnow giới thiệu năm 1985. Kỹ thuật được bàn luận trong bài báo này dựa trên những nguyên tắc cơ bản của “Semilunar incision” cộng với việc sử dụng Tricalcium Phosphate cho tiên lượng tốt và nhận được sự chấp thuận của bệnh nhân.

                             

Giới thiệu

 Tụt lợi là vấn đề phức tạp và rất phổ biến trong cộng đồng. Newman và cộng sự cho rằng căn nguyên của tụt lợi do nhiều yếu tố như: mài mòn lợi do sử dụng bàn chải không phù hợp, sai lệch răng, cắt lợi, viêm lợi, sự bám bất thường của các phanh, tai biến điều trị trong nha khoa. Trước khi tiến hành các phẫu thuật thẩm mỹ nha chu cần phải nhận định chính xác nguyên nhân của tụt lợi. Ví dụ, nếu bệnh nhân có khuyết mô cứng ở phần cổ răng cần phải điều chỉnh khớp cắn và gia tăng mô mềm. Khi bị tụt lợi, bệnh nhân có thể than phiền về tăng nhạy cảm răng, sâu răng và không hài lòng về thẩm mỹ

 Năm 1985, Tarnow đã mô tả viêc sử dụng một đường rạch bán khuyên và di chuyển vạt để điều trị tụt lợi. Kỹ thuật đường rạch bán khuyên cải tiến được mô tả trong bài viết này dựa vào những nguyên lý cơ bản của “Semilunar incision” và sử dụng thêm vật liệu Tricalcium Photphate để tăng sự bám dính của lợi.

Kỹ thuật

 Một yếu tố quan trọng nhất để thành công là việc lực chọn bệnh nhân. Kỹ thuật này đạt được hiệu quả cao nhất khi che phủ chân răng ở bệnh nhân tụt lợi độ I và độ II theo phân loại của Miler. Với những bệnh nhân có tụt lợi mức độ lớn hơn cần thực hiện quy trình này lặp lại nhiều lần, theo các giai đoạn sẽ đạt được kết quả cuối cùng như mong muốn.

  • ĐIỀU TRỊ PHA 1:

 Khi điều trị pha 1 cần hướng dẫn bệnh nhân chọn dụng cụ vệ sinh răng miệng phù hợp, loại bỏ cao răng mảng bám và làm nhẵn bề mặt chân răng. Nếu bệnh nhân có bệnh quanh răng tiến triển cần đánh giá lại tình trạng nha chu sau 4-6 tuần. Bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn và bắt buộc không có tình trạng viêm nha chu trước khi tiến hành pha 2 của quy trình điều trị – pha phẫu thuật. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân được thông báo về những nguy cơ, lợi ích, những quy trình thay thế và có cơ hội đặt câu hỏi cho bác sĩ.

  • ĐIỀU TRỊ PHA 2:

 Bệnh nhân được gây tê tại chỗ. Bề mặt chân răng được chia tỷ lệ và sửa soạn, xói mòn bằng acid Phosphoric 37%. Rạch một đường bán khuyên ở phía dưới và song song với đường viền lợi bằng dao 15c, rạch sâu đến xương ổ răng. Tiếp theo rạch một đường trong rãnh lợi dọc theo đường viền lợi, một đường rạch vạt niêm mạc màng xương được mở rộng từ đường viền lợi đến đường bán khuyên và đến gần nhú lợi 2 bên (chiều gần-xa), bảo tồn nhú lợi. Lý tưởng nhất là mô được đưa đến vị trí ngang mức đường nối men-cement (CEJ) bằng cây cắt dây chằng nhưng có thể sửa đổi dựa vào mức độ tụt lợi và vị trí của nhú lợi . Mô lợi được tổ chức lại ở vị trí mới trong 5-10 phút nhờ sử dụng máy áp lực. Sau đó Tricalcium Photphate  được thêm vào phía chóp của đường rạch bán khuyên để tăng sự bám dính của mô lợi và cầm máu.

 

  • HẬU PHẪU:

 Sau phẫu thuật, bệnh nhân được được hướng dẫn cả bằng lời nói và văn bản: không nên thăm dò, chạm hay chải răng vào vùng phẫu thuật cho đến khi lành thương (khoảng 1-2 tuần). Bệnh nhân được sử dụng thuốc giảm đau như Acetaminophen hay Ibuprofen trước khi thuốc tê hết tác dụng và uống khi cần. Sự lành thương do hình thành sẹo thứ phát và bệnh nhân cần quay lại sau 2 tuần để kiểm tra. Kỹ thuật này có thời gian phẫu thuật ngắn và không yêu cầu lấy mô ghép trong miệng, vì vậy sẽ giảm thiểu cảm giác khó chịu sau phẫu thuật so với những phương pháp truyền thống cần có sự hồi phục của vùng cho mô (vòm miệng). Với kỹ thuật này, bệnh nhân không có hoặc rất ít khó chịu sau phẫu thuật, thường không cần thuốc giảm đau hay kháng sinh.

Một số kỹ thuật che phủ chân răng khác

  • Kỹ thuật “semilunar incision” truyền thống:

  • Kỹ thuật ghép lợi tự do: mô ghép bao gồm lớp biểu mô và lớp mô liên kết được bóc tách hoàn toàn từ vùng cho để ghép sang vùng nhận với độ dày lý tưởng khoảng 1-1.5mm.

– Thuận lợi: tăng lợi sừng hóa quanh răng và implant, tăng chiều sâu ngách tiền đình

– Khó khăn: khó đạt được kết quả che phủ chân răng như mong muốn, yêu cầu tính thẩm mỹ cao, gây khó chịu ở vùng cho mô.

  • Kỹ thuật ghép mô liên kết dưới biểu mô: mô ghép được bóc tách và chuyển đến đặt dưới lớp vạt dày ở vùng nhận
  • Kỹ thuật ghép vạt có cuống nuôi: mô ghép được bóc tách không hoàn toàn từ vùng cho và dịch chuyển đến vùng nhận, khi đó mô ghép vẫn nối liền với vùng cho mô.

– Kỹ thuật kéo vạt từ phía bên:

– Kỹ thuật kéo vạt theo hướng dọc: 

  • Kỹ thuật “Tái sinh mô có hướng dẫn” sử dụng mô ghép đồng chủng:

  • Kỹ thuật đường hầm

 

Bàn luận

 Chỉ định che phủ chân răng khi răng tăng nhạy cảm và kém thẩm mỹ. Vấn đề thẩm mỹ như tụt lợi ở răng tự nhiên hay lộ đường viền của mão răng sứ kim loại. Kỹ thuật đường rạch bán khuyên, dịch chuyển vạt về phía thân răng cộng thêm sử dụng Tricalcium Photphate có nhiều cải thiện hơn những kỹ thuật che phủ thân răng khác. Đầu tiên là sử dụng đường rạch bảo tồn nhú lợi, bảo toàn sự cấp máu. Thời gian lành thương cải thiện đáng kể và tăng tỷ lệ thành công của điều trị. Hơn nữa, kỹ thuật này không cần khâu, vì vậy tổn thương mô là tối thiểu, bảo tồn nguồn cấp máu và cho phép lành thương nhanh hơn. Ở kỹ thuật ghép mô, khâu có ảnh hưởng tiêu cực ở nhiều mặt: co kéo mô sau phẫu thuật, là nơi chứa vi khuẩn và thức ăn. Khi thực hiện kỹ thuật này, nếu mô bị viêm sẽ trì hoàn sự lành thương. Hơn nữa, việc sử dụng Tricalcium Photphate cũng mang lại nhiều lợi ích. Carranza và cộng sự giải thích chất liệu Tricalcium Phosphate có tính tương hợp sinh học và kích tạo xương. Như đã chứng minh ở kỹ thuật trên, Tricalcium Photphate giúp cầm máu và có chức năng như khung lành thương. Một trong những mục tiêu của phẫu thuật mô mềm là tái cấu trúc bám dính mô quanh răng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ích lợi của Tricalcium Photphate trong những kĩ thuật này. Mc Guire và cộng sự đã so sánh khi sử dụng Tricalci Photphate và tái tổ hợp tiểu cầu-nguồn gốc của các yếu tố tăng trưởng với một vạt có ghép mô liên kết dưới biểu mô theo cách truyền thống. Cả 2 kỹ thuật đều chứng minh thành công che phủ chân răng trên lâm sàng. Sự tiếp cận với các yếu tố tăng trưởng trung gian về mặt mô học đã chứng minh sự hình thành cement, mô liên kết sợi, và xương ổ răng nâng đỡ. Tricalcium Phosphate có chức năng như mô ghép và màng cầm máu; dẫn đến sự phát triển của mô sừng hóa

 Kỹ thuật này có tiên lượng tốt với các trường hợp phân loại I và II theo Miler, cũng có thể sử dụng ở những trường hợp có tụt lợi nặng hơn. Khi đó, kỹ thuật này được thực hiện lặp lại nhiều lần, mỗi đợt đạt được khoảng 1-2mm lợi che phủ, cho đến khi đạt được đường viền lợi mong muốn. Điều quan trọng là kỹ thuật này có thể thực hiện với răng đơn lẻ hay đồng thời 2 răng cạnh nhau. Để đạt được che phủ thân răng ở những răng liền kề nếu dùng những kỹ thuật khác sẽ khó khăn vì cần dịch chuyển mô từ vùng cho, thiếu cấp máu, khó dự đoán. Lựa chọn bệnh nhân rất quan trọng với thành công của kỹ thuật này. Bệnh nhân cần chăm chỉ vệ sinh răng miệng, tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ để chắc chắn đạt được kết quả như dự liệu. Kỹ thuật này được bệnh nhân chấp thuận và là cách giải quyết cho nhiều nguyên nhân tụt lợi. Quy trình này có thể được thực hiện trong khoảng 15 phút và bệnh nhân thường không cần dùng thuốc giảm đau hay kháng sinh. Ít khó chịu sau phẫu thuật, vì vậy bệnh nhân có thể tiếp tục những hoạt động thường ngày của họ mà gặp trở ngại nào.

https://jiacd.com/wp-content/files_mf/1586550644JIACDMar20B.pdf

“Mucogingival surgery” by Athraa A. Mahmood

link seach

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *